Giới thiệu Câu lạc bộ thơ Dương Kinh

Giới thiệu Câu lạc bộ thơ Dương Kinh

BAN CHỦ NHIỆM
CLB THƠ DƯƠNG KINH HUYỆN KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG

1.Ông Đặng NamChủ nhiệm CLB ( Đt: 0313 881626)

2. Ông Quang Mên – Phó Chủ nhiệm CLB (Đt: 0313 680381)

3. Ông Lã Đắc Phước – Phó Chủ nhiệm CLB ( Đt: 0313 981 573)

4. Ông Ngô Quang Khoát - Ủy viên Ban thường trực ( Đt:0313 881776)

5.Bà Ngô Thị Nhung - Ủy viên ( Đt:  01266499103)

  1. Ông Ngô Mạnh Trí:             Ủy viên ( Đt : 0313 881640)

7. Ông Quang Khoảng:           Ủy viên (Đt :01.225.351.939 )

8.Ông Ngô Phong Nhã:          Ủy viên (Đt : 0313. 681.998)

9.Ông Trần Thanh Tảo:         Ủy viên (Đt: 0915.250.203)

10.Ông Đặng Trinh Vạn:        Ủy viên  ( Đt: 0312.664.215 )

11.Ông Nguyễn Văn Ninh:      Ủy viên.( Đt : 0949.786.062)

BAN BIÊN TẬP

 CLB THƠ DƯƠNG KINH:

1. Ông Quang Mên

 

2. Ông Lã Đắc Phước

 

3. Ông Quang Khoảng

 

4. Ông Phạm Văn Cân

 

5. Ông Nguyễn Quốc Trưởng

 DANH SÁCH HỘI VIÊN CLB THƠ DƯƠNG KINH

(tính đến tháng 6.2011)

 

 

Stt

 

Họ và tên

 

Ghi chú

1

Phùng Thị Bên

 

2

Trần Thanh Bình

 

3

Phạm Văn Cân

 

4

 

Nguyễn Văn Cung

 

5

Bình Dân

 

6

Lương Xuân Dân

 

7

Nguyễn Minh Dương

 

8

Đinh Văn Dụ

 

9

Trần Thị Dung

 

10

Duy Dũng

 

11

Đặng Dĩnh

 

12

Trịnh Anh Đạt

Hội viên danh dự

13

Bùi Anh Đại

 

14

Nguyễn Văn Đê

 

15

Lê Đồng

 

16

Bùi Thị Thu Hằng

 

17

Nguyễn Thị Minh Hằng

 

18

Ngọc Hân

 

19

Hải Hà

 

20

Ngô Minh Hải

 

21

Lưu Đình Hùng

Hội viên danh dự

22

Trần Thị Hiền

 

23

Đỗ Xuân Hiệu

 

24

Nga Anh Hoàng

 

25

Đỗ Quang Huy

 

26

Xuân Huy

 

27

Trần Khái

 

28

Hoài Khánh

Hội viên danh dự

29

Bùi Thế Khải

 

30

Tô Tấn Khải

 

31

Ngô Quang Khoát

 

32

Quang Khoảng

 

33

Bùi Kỷ

 

34

Đỗ Danh Lập

 

35

Phùng Thị Lễ

 

36

Quang Mên

 

37

Phạm Thúy Minh

 

38

Nguyễn Thị Minh

 

39

Lưu Thị Mỉm

 

40

 

Trần Văn Năng

 

41

Bùi Văn Nam

 

42

Đặng Nam

 

43

Hoài Nam

 

44

Chí Ngọt

 

45

Nguyễn Sĩ Nhân

 

46

Nguyễn Văn Nhân

 

47

Ngô Phong Nhã

 

48

Ngô Thị Nhung

 

49

Phạm Thị Nhung

 

50

Nguyễn Văn Ninh

 

51

Vũ Hữu Phách

 

52

Lã Đắc Phước

 

53

Lê Hữu Phúc

 

54

Thuần Phong

 

55

Nguyễn Mạnh Quỳnh

 

56

Phạm Văn Quá

Hội viên danh dự

57

Nguyễn Hữu Sáng

 

58

Nguyễn Văn Sổ

 

59

Trần Văn Sênh

 

60

Đặng Trinh Tư

 

61

Trần Thanh Tảo

 

62

Trần Tạo

 

63

Vũ Hải Tần

 

64

Hoàng Thị Thành

 

65

Bùi Xuân Thắng

 

66

Cao Thắng

 

67

Ngô Văn Thiếm

 

68

Bùi Trọng Thể

 

69

Kim Thoa

 

70

Lưu Thanh Tùng

 

71

Trần Toan

 

72

Nguyễn Quốc Trưởng

 

73

Ngô Mạnh Trí

 

74

Trần Minh Tuệ

 

75

Xuân Thiều

 

76

Phạm Xuân Tứ

 

77

Nguyễn Bá Uẩn

 

78

Phạm Văn Vững

 

79

Đặng Trinh Vạn

 

80

 

Vũ Văn Vền

 

81

Ngô Gia Yết

 

 

VỀ THƠ

"MIỀN ĐẤT DƯƠNG KINH"

          

         Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Câu lạc bộ thơ Dương Kinh (16.7.2003- 16.7.2008) Ban chủ nhiệm trân trọng giới thiệu với bạn đọc lời giới thiệu các tập thơ đã được phát hành trong 5 năm qua (trích); lược trích bài viết của một số nhà văn, nhà thơ đang công tác ở Hội Nhà văn Hải Phòng; bài viết của bà Trần Thu Hiền - phó Ban liên lạc đồng hương Kiến Thụy ở Hà Nội, cùng bài viết của những người yêu thơ Dương Kinh.

 

 

1. Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi

        Tình cảm của người làm thơ nhìn chung là chân thành . Có người đã biết cấu tứ, biết viết những câu thơ ý ở ngoài lời, những câu thơ có sức gợi mà không cần đầy đủ, nhưng cũng có người tay nghề còn non thường viết trực tiếp, nói thẳng ra những cảm nghĩ, vui buồn ... của mình .

       Có thể nói “Miền đất Dương Kinh” đã tập hợp đông đảo các cây bút của huyện Kiến Thụy . Bà con ở huyện nhà đọc tập thơ sẽ thấy yêu quê, yêu người quê hơn . Bạn bè ở xa đọc “Miền đất Dương Kinh” sẽ biết thêm bao điều thú vị về lịch sử vùng này, càng yêu quý thêm tấm lòng nhân hậu, đằm thắm của con người ở một vùng duyên hải để thêm yêu nhân dân ta, đất nước ta.  

 

                               (Trích lời giới thiệu "Miền đất Dương Kinh" tập 1)

 

2. Thầy Bùi Trọng Thể

 

Cử nhân văn chương, tổ trưởng tổ Văn trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng:

* Tập thơ “Miền đất Dương Kinh II” ra mắt bạn đọc là ấn phẩm chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Kim Sơn thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên miền duyên hải Bắc Bộ (12/7/1945 – 12/7/2005) , ngày Kim Sơn – Kiến Thụy kháng Nhật . Tập thơ ra đời trong dịp này còn có ý nghĩa như một lẵng hoa đầy hương sắc của tâm hồn những người yêu thơ huyện Kiến Thụy thành kính dâng tặng Đại hội Đảng các cấp.

 

                        (Trích lời giới thiệu "Miền đất Dương Kinh" tập I1)

* "Miền đất Dương Kinh" tập 4 được các tác giả viết bằng tâm huyết của người trong cuộc. Có thể coi tập thơ này như tiếng thơ ân tình ân nghĩa. Người viết xúc động thực sự trước những mất mát hy sinh lớn lao của dân tộc trong chặng đường trường chinh kháng chiến giành độc lập tự do, gọi quá khứ trở về. Hồi tưởng để ghi nhớ, đối thoại với lòng mình; lý giải cắt nghĩa về những giá trị của quá khứ, từ đó khẳng định chân giá trị và phẩm chất của năm tháng không thể nào quên, để vươn tới cuộc sống tốt đẹp đầy nhân văn, nhân đạo: Hãy làm gì để đền ơn đáp nghĩa. 

 

           (Trích "Những lời thơ ân nghĩa)

3. Nhà thơ Hoài Khánh, Phó tổng thư ký Hội nhà văn Hải Phòng:

- Gía trị từng bài còn có khi chênh lệch nhưng tấm lòng người viết đều đáng trân trọng . Mỗi bài thơ có cách lập tứ khác nhau là những viên gạch đơn sơ để bạn đọc có thêm điều kiện tạo dựng ngôi nhà niềm tin trên nền cái đẹp, cái chân thực và cái thánh thiện của cuộc đời .

 

- “Có không ít bài, đoạn thơ, câu thơ, nhất là khi được viết ra từ nỗi niềm, tâm trạng, đã thể hiện rõ sự sáng tạo đáng khích lệ . Không phải là sản phẩm của cách cảm giản đơn, của phút suy nghĩ tuỳ hứng, đó là những phát hiện tinh tế, có sự dày công lần tìm ý tưởng, săn đuổi ngữ nghĩa, âm điệu”

 

- “Đó là những vần thơ mộc mạc … được viết ra từ những tấm lòng, cởi mở, chân chất, thành thực với quê hương . Trong từng câu chữ, ở mỗi ý tình, có thể giúp bạn đọc thêm hiểu và yêu hơn con người thôn quê, cảnh sắc thơ mộng và truyền thống anh hùng của miền đất Kiến Thụy giàu đẹp”.

 

                 (Trích lời giới thiệu

"Miền đất Dương Kinh" tập III") 

 

4. Nhà thơ Trần Đăng Khoa

 

(ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, trưởng ban biên tập Văn học - nghệ thuật Đài tiếng nói Việt Nam):

 

 

Tuy chất lượng chưa đều, nhưng tập thơ cũng cho ta cái nhìn tổng thể vào cõi tinh thần của một vùng đất đang vươn mình hoà nhập với công cuộc đổi mới chung của cả đất nước. Ta gặp ở đây nhiều tâm trạng, nhiều số phận, nhiều hình ảnh đẹp của một vùng quê cụ thể, được phác họa khá đa dạng và phong phú. Điều ấy cho thấy, các thành viên của Câu lạc bộ thơ Dương Kinh đã đứng trên một mặt bằng thơ khá cao. Có không ít những câu thơ đã vượt qua khuôn khổ của một Câu lạc bộ thơ cơ sở, hoà vào “dòng lưới thơ quốc gia”, góp phần làm nên vẻ đẹp của thơ ca thời hội nhập.

 

(Trích lời giới thiệu

 

"Miền đất Dương Kinh" tập IV")

 

5. Bà Trần Thị Hoa - Cử nhân văn chương

 

Phó Hiệu trưởng trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng:

Đọc Miền đất Dương Kinh tập 2 ta vừa như đọc được những câu chuyện lịch sử chân thật đến từng chi tiết, đến từng con người và từng việc làm của họ…ta cũng đồng thời có cảm giảc như được chạm vào huyền thoại .ấy là khi ta bắt gặp những câu thơ của tác giả Phạm Triệu trong bài Tìm em giữa vùng cổ tích . Đi trên mảnh đất quê hương mà người làm thơ có cảm giác như đang lạc giữa một vùng cổ tích bởi nơi đây có những con người tên tuổi và việc làm của họ đã đi vào huyền thoại:

 

Những chuyện kể về anh Tăng, chị Bám

 

Anh Mải vung dao chém giặc

 

Anh Thùy, anh Nghê…

 

Những con người đã đi vào cổ tích

 

Làm nên truyền thống quê mình.

      Hay bài thơ Tấm gương chị Bám của tác giả Quang Khoảng . Hồn thơ tác giả đã xúc động sâu sắc trước tấm gương anh dũng của người nữ liệt sỹ Nguyễn Thị Bám . Cảm hứng thơ được gợi từ cái tên gần gũi thân thương của chị và đặc biệt là từ những việc làm vừa bình thường mà cũng rất đỗi phi thường . Chị là một con người cụ thể và chị cũng chính là đại diện cho biết bao người dân Kim Sơn Tân Trào thuở ấy đã kiên trung:

 

Bám vào bến nước dòng sông

 

Bám vào cách mạng ánh hồng ban mai

 

Bám vào ruộng lúa nương khoai

 

Bám câu hát đúm giêng hai hội làng.

 

Thơ Miền đất Dương Kinh cũng mãi nhắc đến những người con anh hùng ấy của quê hương Kiến Thụy.Nhắc về họ để mỗi chúng ta hôm nay hiểu và yêu thêm mảnh đất nơi mình đang sống, tự hào về truyền thống vẻ vang mà nhân dân đã xây đắp nên.

      Bên cạnh mạch cảm xúc chính là cảm xúc về sự kiện lịch sử, ta còn gặp trong tập thơ nhiều câu , nhiều bài hay về một miền quê đang đổi mới.ấy là những bài Chào xuân thêm một công trình (Lương Xuân Dân), Hương quê (Phạm Văn Đới),Nghe hát về Kiến Thụy (Bùi Thị Thu Hằng) …Dù nhắc về truyền thống hay hiện tại , dù câu chữ rất khác nhau nhưng các tác giả thơ đều chung một niềm mến yêu gắn bó với quê hương Kiến Thụy

 

Thả lòng theo những đam mê

Bỗng nghe tiếng hát lời quê ngọt ngào      (Phạm Văn Đới)

Hay

 

Chia tay bạn trở ra về

Lòng vương vấn mãi hương quê gió đồng   (Lưu Thị Mỉm)

      Những câu thơ như vậy đã lay động sâu sắc sự đồng cảm nơi người yêu thơ.Nó đã vượt lên giới hạn tình yêu một miền quê cụ thể để đạt đến những tình cảm quê hương mang tầm phổ quát.

 

(Trích "Miền đất Dương Kinh:

 

Miền đất lịch sử - Miền đất thơ")

 

6. Nhà báo Việt Anh (Báo Hải Phòng):

      Trân trọng giở từng trang sách, người đọc cũng gặp những suy tư, trăn trở đầy trách nhiệm của người viết trước những bộn bề của cuộc sống thường ngày những vấn đề mới đang đặt ra trong bước đi lên của một miền quê được các tác giả giãi bày với tình cảm tin yêu, hy vọng .

 

      “Miền đất Dương Kinh” là một ấn phẩm tâm huyết của những cây bút không chuyên xuất bản với ý nghĩa thiết thực kỷ niệm 60 năm Mùa Thu cách mạng và chào mừng đại hội Đảng các cấp .Đấy là cái tình, cái nghĩa đối với một miền quê giàu truyền thống cách mạng, mà chính những tác giả có thơ in trong tập này cũng đã và đang nỗ lực phấn đấu đóng góp sức mình vào sự giàu đẹp của quê hương, đất nước trong thời kỳ mới .

 

(Trích "Miền đất Dương Kinh - tập thơ

 

về một vùng quê giàu truyền thống cách mạng)

 

7. Kim Oanh

 

Nhà xuất bản Hải Phòng 

CLB thơ Dương Kinh đã thổi luồng gió mới vào phong trào sáng tác văn học của huyện Kiến Thụy, là nơi gặp gỡ, tụ hội của những tấm lòng yêu văn học, yêu quê hương, đất nước .                                                            (Trích "Khơi nguồn mạch thơ Dương Kinh")

 

8. Nhà báo Trịnh Thị Thường (Báo Hải Phòng)

Những vần thơ ấy là nén tâm nhang tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ; Chương trình thơ nhạc "Bài ca không quên" là khúc tưởng niệm đầy ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 60 năm "Ngày thương binh liệt sỹ".

Trích: "Khúc tưởng niệm đầy ý nghĩa"

(Báo Hải Phòng ngày 29.7.2007)

9. Nhà báo Bùi Hạnh (Báo Hải Phòng)

Nhiều bài thơ của CLB thơ Dương Kinh đã được Báo Hải Phòng, báo Văn nghệ trẻ, tạp chí Cửa biển (Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng) ... sử dụng. Trong tập thơ "Miền đất Dương Kinh" tập 1, CLB có 2 bài thơ được nhạc sỹ Tùng Ngọc phổ nhạc nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Kiến Thụy. Đó là bài "Đò xưa làng Cổ" của Bùi Trọng Thể; bài "Thăm lại Đầm Bầu" của Đặng Trinh Tư.

Trong tập thơ "Miền đất Dương Kinh" tập 2 có 3 bài thơ được tuyển chọn in trong tập thơ "Nước non ngàn dặm". Đó là "Phố huyện" của Ngô Phong Nhã; "Chợ Tết miền quê" của Chí Ngọt; "Mưa xuân" của Bùi Thị Quỳnh Nga.

Có thể nói, 4 năm qua hoạt động của CLB thơ Dương Kinh đã thổi luồng gió mới vào phong trào sáng tác thơ, bước đầu đã làm tốt việc đưa "thơ đến với quần chúng" và "quần chúng đến với thơ"; làm giầu thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân huyện Kiến Thụy.

Trích: "Mái nhà chung của những người yêu thơ"

(Báo Hải Phòng ngày 8.9.2007)

 

10. Trần Thu Hiền

 Phó ban liên lạc đồng hương Kiến Thụy tại Hà Nội) trong buổi tọa đàm "thơ Miền đất Dương Kinh"

         Xin được cảm ơn Ban tuyên giáo huyện Kiến Thụy, cảm ơn Ban chủ nhiệm CLB thơ Dương Kinh đã cho ra mắt bạn đọc các tập thơ "Miền đất Dương Kinh" mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tình người, tình quê hương. Nhờ đó mà giúp cho những người con quê hương Kiến Thụy dù ở bất kỳ nơi đâu đều cảm nhận được nét đẹp của con người và cảnh vật của quê hương mình, thêm gắn bó với quê hương. Thầm hứa hẹn mãi mãi hướng về nơi cội nguồn của mình để sống và làm việc cho xứng đáng.

           Một cụ già là lão thành cách mạng, quê Kiến Thụy đang sống ở Hà Nội đã nói: Nhận được tập thơ Hội đồng hương gửi tặng gia đình. Cụ đọc, con cháu đọc và đã gọi điện cho chúng tôi bày tỏ cảm tưởng của mình về quê hương như sau: Quê mình có nhiều người làm thơ hay quá. Tập thơ là món quà tinh thần rất quý với gia đình tôi. Tôi già không về thăm quê dược thường xuyên, đọc thơ mà như thấy quê hương gần thêm, gắn bó thêm . Giá như một năm được gặp mặt đồng hương nhiều lần thì càng vui". Cụ mong muốn quê hương mình vươn lên mạnh mẽ hơn trong thời kỳ đổi mới...

 

Trích "Miền đất Dương Kinh trong lòng Hà Nội"

 

11. Nhà thơ Nguyễn Mạnh Quỳnh

 

Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng

 

          Rất vui khi thấy được trong thơ của các tác giả CLB thơ Dương Kinh đã hình thành dần được bản sắc riêng của mình, giọng điệu riêng của mình. Mong mỏi rằng, với một nôi thơ tràn đầy tình thương mến của các bác, các anh các chị. Một mái nhà đầm ấm tình thơ. Hồn thơ chân thành và ghi nhận sự chăm sóc quan tâm của lãnh đạo huyện Kiến Thụy và nhà thơ chiến sỹ Đặng Nam đã phất lên ngọn cờ thơ ca Dương Kinh ngày một tung bay trong bầu trời thơ ca tràn đầy gió nắng. Để hôm nay trên con đường đi đến đích CLB thơ Dương Kinh sẽ có thêm nhiều tác phẩm thơ tình yêu trong sáng, lãng mạn góp mặt vào nền thơ của Hải Phòng thành phố quê hương.

 

Trích: "Tình yêu của người Kiến Thụy trong thơ Dương Kinh"

 

12. Nhà thơ Lưu Đình Hùng

 

Hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng

 

* Người làm thơ Kiến Thụy là những người viết sử tự nguyện, họ viết về quê hương mình bằng thơ. Chất liệu cuộc sống đầy ắp theo từng giai đoạn được các nhà thơ không chuyên phổ vào vần điệu bằng tâm hồn, bằng tấm lòng mộc mạc, chân chất như ruộng lúa bờ tre và cũng thơ mộng như dòng sông Đa Độ có Núi Đối soi mình.

* Trong lúc đây đó có một vài tiếng nói lạc lõng phản ứng về thơ thì ở đây - Kiến thụy đã đưa sinh hoạt thơ đang trở thành một tập quán mới của địa phương mình.

 

Trích: "Đầu xuân đọc thơ Dương Kinh - Kiến Thụy"

 

 

 

13. Ông Quang Đạo

 

Chủ nhiệm

 

CLB thơ Chân quê thi hội Hải Phòng

       Được đọc "Tin thơ" số 3,4, 5 của CLB thơ Dương Kinh tôi cảm nhận được có cái gì rất chân chất, mà trong tứ thơ cũng bình dị như màu xanh của cây lúa, bắp ngô, hạt thóc, những thứ đó đã nuôi ta lớn khôn cùng với bầu sữa mẹ và dòng sông, bến nước quê hương.

        Cho dù trình độ các hội viên chưa đồng đều. Với văn chương, phần lớn chúng ta là người ngoại đạo mà lại có nhiều bài thơ đã đi vào lòng người đó cũng là điều đáng được trân trọng.

 

14. Bà Nguyễn Thị Nâng

 Phó chủ tịch UBND Huyện Kiến Thụy, 

Thành phố Hải Phòng

* Người làm thơ không kể tuổi già hay trẻ, họ đều là những người dân của Kiến thụy - nơi có vương triều nhà Mạc; nơi có Kim Sơn Tân Trào căn cứ địa cách mạng của Hải Phòng đã thành lập chính quyền cách mạng sớm nhất miền duyên hải Bắc Bộ (12/7/1945); nơi có Đoàn Xá một vùng quê khởi đầu việc khoán sản phẩm đến người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp để là tiền đề của "khoán mười" trong cả nước... Đó chính là vốn quý để những người yêu thơ khám phá, để sáng tác, để tự hào, để yêu quê hương của mình..."

* CLB thơ Dương Kinh đã tạo ra phong trào “Thơ đến với công chúng và công chúng đến với thơ”, đã góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, văn hóa xã hội của địa phương .

Trích: Bài phát biểu chào mừng của lãnh đạo huyện tại buổi giao lưu giữa

CLB thơ Dương Kinh với Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam tháng 6.2006)

15. Ông Bùi Xuân Đát

Trưởng Ban tuyên giáo Huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng

* Tiếng lòng thật đáng trân trọng khi mà hiểu được thêm điều "nhọc nhằn" thơ Dương Kinh. Các nhà thơ Dương Kinh, Ban chủ nhiệm CLB thơ Dương Kinh tâm huyết lắm, kiểm lại những gì đã làm được thật đáng nể. Sinh hoạt thơ, giao lưu thơ, in thơ, tờ Tin thơ, toạ đàm thơ, ghi hình phóng sự thơ, có bài thơ hay in báo trung ương, thành phố. Thơ bám sát hơi thở cuộc sống phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. Thơ Dương Kinh - Kênh tư tưởng góp phần làm phong phú đời sống tinh thần nhân dân, bước đầu thu hút được sự chú ý của độc giả trong và ngoài huyện.

* Mấy năm qua, vì nhiệm vụ chung với tư cách Trưởng ban tuyên giáo và cả với tư cách là độc giả cảm thấy yêu nghề tuyên giáo hơn, yêu thơ, yêu đời, thêm phần tự tin hơn trong cuộc sống.

    Những gì CLB thơ Dương Kinh đã làm được cho công tác tư tưởng của Đảng bộ là điều cần suy nghĩ nghiêm túc. Rất tin tưởng thơ Dương Kinh sẽ được tiếp thêm sức mạnh mới trong chặng đường tới.

                                                                                  BAN CHỦ NHIỆM

                                                                             CLB THƠ DƯƠNG KINH

Ban chủ nhiệm CLB thơ Dương Kinh