Bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa dân gian: Vẫn chỉ bằng nhiệt huyết
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian thành phố Nguyễn Đức Giang cho biết, Hội vừa tiếp nhận gần 600 đầu sách thuộc dự án “Công bố tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Cùng với số sách tiếp nhận trước đó và sách tự in ấn của các nghệ nhân, đây là kho tư liệu quý nhằm phục vụ công tác bảo tồn, nghiên cứu, phổ biến văn nghệ dân gian tới công chúng.
Kho tư liệu quý
Vào sáng thứ 5 hằng tuần, hàng chục hội viên CLB Hải Phòng học tổ chức sinh hoạt định kỳ tại chùa Phổ Chiếu (quận Lê Chân). Đây cũng là ngày “mở kho” tủ sách “Dự án công bố và phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam”. Được biết, dự án này gồm 2 giai đoạn, kéo dài từ năm 2008 đến nay và được nhà nước đầu tư 240 tỷ đồng, với số lượng mỗi đầu sách được in 2000 cuốn. Ông Vũ Đình Mai, Tổng Thư ký CLB Hải Phòng học cho biết, trong tổng số 696 đầu sách mà Hải Phòng tiếp nhận, có nhiều cuốn sách của hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hải Phòng. Ví dụ như tác giả Ngô Đăng Lợi làm chủ biên, đồng tác giả các sách về các nhân vật lịch sử Hải Phòng như: Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nhà Mạc và dòng họ Mạc; Mạc Đăng Dung và Vương triều Mạc; Nhà thơ yêu nước Song nguyên Hoàng giáp Lê Khắc Cần; Nhân vật chí Hải Phòng (3 tập). Ngoài ra còn các sách về dư địa chí, như: Địa chí Hải Phòng tập 1; Đất và người Thủy Nguyên; Đất và người Tiên Lãng; Địa chí quận Hồng Bàng; Địa chí Đồ Sơn, Từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng…
Giá hầu đồng “Nữ tướng Lê Chân” tại Đền Nghè. Ảnh: Thu Hiền |
Được sự giúp đỡ của Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố về nghiệp vụ, các hội viên CLB Hải Phòng học phân loại, trưng bày, sắp xếp các đầu sách viết về văn hóa dân gian theo từng lĩnh vực, từng thành tố văn hóa; từng loại hình, loại thể; các đầu sách mang tính khảo cứu chuyên sâu về một lĩnh vực, một thành tố văn hóa dân gian, hay một loại thể văn nghệ dân gian… Ban Chủ nhiệm CLB Hải Phòng học cũng soạn thảo nội quy, lập sổ cho mượn sách đọc tại chỗ, cho mượn sách về nhà để giữ gìn sách không bị mất, hư hỏng. Thượng tọa Thích Thanh Giác, trụ trì chùa Phổ Chiếu, Chủ nhiệm CLB Hải Phòng học cho biết: “Tủ sách là kho tài liệu rất cần thiết đối với hội viên CLB Hải Phòng học và nhiều cán bộ làm công tác văn hóa ở Hải Phòng. Tủ sách giúp họ có các tài liệu tham khảo để so sánh, đối chiếu với văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người trên cả nước, nhằm tiếp tục thực hiện đề tài mới về sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Hải Phòng, phục vụ việc thực hiện những công trình khảo cứu chuyên sâu”.
Theo ông Vũ Đình Mai, tủ sách còn cung cấp nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố trong việc soạn giảng, nguồn tư liệu quý để thực hiện thành công các luận văn, các chuyên đề về văn hóa dân gian và văn học dân gian. “Việc tiếp nhận thêm gần 600 đầu sách từ Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam sẽ giúp kho sách thêm phong phú, đa dạng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người đọc, nghiên cứu, tìm hiểu”, ông Vũ Đình Mai cho biết thêm.
“Tiếp sức” cho các dự án sách về văn nghệ dân gian
Quý 4-2016, Liên hiệp các hội VHNT Hải Phòng công trợ 5 triệu đồng để nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Chính in ấn cuốn sách “Âm nhạc dân gian dành cho học đàn và hát chầu văn”. Sách giới thiệu 30 làn điệu chầu văn lời cổ được phiên âm thành chữ nhạc để truyền dạy cho học viên. Đây là sự tiếp nối sau thành công các cuốn sách “Những làn điệu thông dụng trong đàn và hát chầu văn hầu bóng” năm 2001 và “Những làn điệu chầu văn và hầu bóng” năm 2013 với 1000 bản in. Sau này, sách được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tái bản thêm 2000 cuốn.
Để trở thành nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực đàn, hát và truyền dạy nghệ thuật diễn xướng chầu văn như hiện nay, nghệ nhân Nguyễn Văn Chính không quản ngại đi xe hàng trăm cây số tìm thầy học bạn, mong tìm ra cái hồn cốt của loại hình nghệ thuật hát chầu văn. Và trong những lần đó, ông nghiệm ra một điều, phải học và lưu giữ, truyền dạy môn nghệ thuật này tới các thế hệ sau. Theo ông: “Xưa kia dạy hát chủ yếu bằng dạy truyền khẩu, dạy đàn theo phương pháp “cầm tay chỉ ngón”, nay theo phương pháp dạy phiên âm bằng chữ nhạc giúp học viên chưa có điều kiện học nhạc lý vẫn có thể học được”. Tuy nhiên, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Chính cho biết, để in các cuốn sách kể trên, ngoài 5 triệu đồng công trợ của Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng, ông toàn phải tự bỏ tiền túi. “Tôi mong các cơ quan chức năng quan tâm lĩnh vực in ấn, phát hành sách, bởi nhu cầu bảo tồn, phổ biến lớn nhưng khả năng tài chính của nghệ nhân có hạn”.
Việc thiếu kinh phí in ấn sách cũng xảy ra với trường hợp 600 cuốn sách “Ca trù Hải Phòng- thời gian nhìn lại” phát hành năm 2015 của Hội Văn nghệ dân gian thành phố. Theo ông Nguyễn Đức Giang, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian thành phố, đồng tác giả cuốn sách, ngoài 5 triệu đồng công trợ của Nhà nước, gần 60 triệu đồng còn lại để phục vụ in ấn sách đều do các hội viên kêu gọi, vận động xã hội hóa từ nhiều nguồn. “Việc in ấn sách không chỉ hướng tới mục đích phổ biến các di sản văn hóa dân gian tới công chúng, đây còn là cơ sở phục vụ công tác sưu tầm, sáng tác, truyền dạy các di sản phi vật thể một cách chính thống, đầy đủ nhất, tránh tình trạng “tam sao thất bản” như hiện nay. Vì thế, tôi mong các dự án sách, in ấn, phát hành sách về văn nghệ dân gian được “tiếp sức” bằng cả tinh thần và vật chất”, ông Nguyễn Đức Giang chia sẻ.
Đông Hải
Nguồn: baohjaiphong.com.vn
Bình luận
Boyprotte - 10/20/2022 21:38:23
О± Hydroxylation, epoxidation and generation of a quinone methide have all been presented as likely candidates 22, 42 44 but О± hydroxylation is considered to be the major pathway in rat liver 34 what does lasix do Florentino qqYvhgPLrw 6 18 2022
Percazy - 04/17/2022 00:12:29
https://bestadalafil.com/ - Cialis Corbu C. Eirwxz Kprzyh Cialis Levaquin Vs Cephalexin Interaction Ynlbqq https://bestadalafil.com/ - cialis vs viagra