Cao Bình - Nà Lữ đất cố đô qua các triều đại
Trong lịch sử của tỉnh, Cao Bình - Nà Lữ đã từng là vị trí trung tâm của trấn lỵ Cao Bình, là quân thành vừa là thị thành với tên gọi chợ thành Háng Seéng, có phố Cao Bình, phường Nà Lữ. Hiện nay, Cao Bình thuộc xã Hưng Đạo (Thị xã), Nà Lữ thuộc xã Hoàng Tung (Hòa An).
Sơ đồ khu trung tâm của nhà Mạc ở Cao Bằng vùng Cao Bình - Nà Lữ - Minh Tâm
Trung tâm cố đô Cao Bình - Nà Lữ có ngoại vi bảo vệ rộng từ 10 - 20 km bao gồm thành Mục Mã, đại đồn Khau Đồn, Háng Quang, Khau Cút đến hậu cứ nhà Mạc ở Lam Sơn, xã Hồng Việt (Hòa An) và xã Minh Tâm (Nguyên Bình).
Trước công nguyên 214 năm, thời Thục Phán với truyền thuyết "Chín chúa tranh vua", Thục Phán là một trong những chúa mạnh nhất gọi là chúa Tây Vu làm vua nước Nam Cương, đóng đô ở Bản Phủ Cao Bình, xã Hưng Đạo (Thị xã).
Thế kỷ thứ XI, Nùng Tồn Phúc nổi dậy chiếm Cao Bình - Nà Lữ làm kinh đô nước Trường Sinh vào năm Kỷ Mão (1039), vua Lý Thái Tông lên bắt được Nùng Tồn Phúc xử tội. Năm 1041, Nùng Trí Cao con Nùng Tồn Phúc lại nổi lên làm vua đặt tên nước là Đại Lịch. Vua Lý thương tình cha bị diệt, đã dụ được Trí Cao về Thăng Long ăn học và lấy vợ là Trần Thị Cầm con vị tướng họ Trần đã lên Cao Bình thuyết phục Trí Cao không theo nhà Tống. Việc này đã thắt chặt mối quan hệ giữa vùng biên cương với kinh thành Thăng Long. Tháng 9 năm 1043, vua Lý cử Ngụy Trưng lên Quảng Nguyên ban cho Trí Cao đô ấn, phong hàm Thái Bảo.
Như vậy, đầu thế kỷ thứ XI, Cao Bình - Nà Lữ vẫn giữ vai trò là trung tâm chính trị vùng Quảng Nguyên với sự thống lĩnh của họ Nùng.
Đền thờ Vua Lê Thái Tổ trong thành Nà Lữ, nay thuộc xã Hoàng Tung (Hòa An, Cao Bằng).
Thời Lê - Mạc phân tranh, năm Quý Tỵ (1593) con trai Mạc Mậu Hợp là Mạc Kính Cung thất thế ở Thăng Long chạy lên Cao Bình, xây thành đắp lũy chống nhà Lê - Trịnh nhằm đặt đế nghiệp lâu dài vững chắc, khi thời cơ đến sẽ lấy lại Thăng Long, thu phục cả nước như thuở mới sáng lập Mạc triều.
Ba đời vua Mạc ở Cao Bình (1594 - 1677), chọn nơi thiết triều ở thành Bản Phủ - Cao Bình, nhân dân hầu hết thuận phục nhà Mạc. Cung điện vua Mạc ở trong thành Nà Lữ gọi là thành Lua hiện vẫn còn dấu tích chân móng tường thành, còn bát hương ghi Đại Mạc hoàng đế. Nhà Mạc đã kết nối bang giao hữu hảo với nhà Thanh, mở rộng thông thương, dân hai bên biên giới đi lại mua bán thuận tiện ở các chợ thành Cao Bình và các chợ biên giới.
Trải qua 85 liên tục nhà Mạc ở Cao Bình đã tạo dựng được một trật tự xã hội, một nhà nước có kỷ cương, mở mang dân trí, đối nội, đối ngoại kịp thời có cách ứng xử cương nhu tùy lúc, đủ sức chống cự với các cuộc chinh phạt liên miên của nhà Lê - Trịnh. Có thể nói, so với các thời trước đó, vương triều Mạc ở Cao Bằng là thời hưng thịnh nhất.
Từ năm 1677, vua Lê Hy Tông chuyển trấn lỵ Cao Bình xuống Mục Mạ, Cao Bình - Na Lữ mất vai trò kinh thành, thị thành, quân thành, phường Nà Lữ được nông thôn hóa.
Hiện nay, Cao Bình vẫn được người dân nhớ tới như là một mảnh đất thiêng với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn
Nguyễn Xuân Toàn (Báo Cao Bằng)
Bình luận
idiothvah - 06/20/2022 06:45:19
Cialis Si Puo Comprare Senza Ricetta https://newfasttadalafil.com/ - 5 mg cialis generic india buy cialis generic online cheap Ebay Levitra Generico Hqrbfc Ebckgf https://newfasttadalafil.com/ - cialis 10mg Cialis E Viagra Effetti Collaterali