Gà trống và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam, con gà là một vật thể tế lễ và nằm trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Con gà từng xuất hiện trong văn học dân gian, nghệ thuật dòng tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh. Đến nay biểu tượng gà vẫn còn tồn tại, hiện diện và phát triển trong nền văn hóa dân tộc.
Ngược dòng thời gian, ta tìm về những nét đặc sắc trong tư duy và sáng tạo của lớp trí thức Nho học xưa khi suy xét về biểu tượng con gà; ông cha ta đã nâng tầm con gà trống trở thành biểu tượng cho trai, gái Việt với 5 đức tính cao đẹp: Đầu đội mũ (mào) là Văn; chân mang cựa là Võ; gặp địch dám đối đầu là Dũng; Khi ăn gọi nhau là Nhân; ban đêm ngủ, gáy đúng giờ là: Tín. Cũng từ những phẩm chất đáng quý ấy tạo nên các giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thông qua vật thờ gà trống, nên từ xa xưa dân ta đã biết chọn gà trống để thờ trong những ngày trọng đại, đặc biệt là ngày mùng một Tết cổ truyền. Con gà trống được đặt ở nơi trang trọng trên bàn thờ mỗi gia tộc mà không phải những con vật quý hiếm khác trong 12 con giáp chúng ta vẫn thường thấy.
Những lý giải về sản vật của một nền văn minh nông nghiệp hội tụ ở con gà trống được dâng tổ tiên thể hiện sự biết ơn công lao đối với các thế hệ đi trước là đúng, nhưng chưa đủ bởi tính khẳng khái trong danh dự người Việt đã làm nảy sinh sự lý giải mới về các giá trị tinh thần mang tính trao truyền. Bên cạnh việc chọn gà trống trong lễ cúng chính còn là sự tôn vinh các giá trị mô tả tiếng nói nội tâm của người cúng khi hướng về tổ tiên, ông cha mình, được hiểu như sự báo công của người trưởng thành với tổ tiên về những phẩm chất truyền thống đang gìn giữ, phát huy và bảo tồn.
Để khẳng định cúng gà trống trong ngày mùng 1 Tết âm lịch được người Việt duy trì từ hàng ngàn năm nay mang một giá trị đạo đức thật đáng tôn kính và trân trọng, chúng ta cần hiểu thêm hành trình chọn gà để dâng cúng lễ đã được người xưa thực hiện trên quy trình rất nghiêm ngặt, thậm chí rất khắt khe như: Mào đẹp, tươi đỏ như cờ (gà trống chưa đạp mái); lưng đầy, lườn tròn, phao câu chắc. Đặc biệt đôi chân phải chắc, bóng, cựa đều, hướng song song như kiếm giao đấu; màu sắc vàng, bóng, các móng tròn nhọn sắc, không gãy, chân màu vàng. Đôi chân gà trống thường được các thầy tướng xưa dùng để xem tài vận, rủi, may trong một năm của gia chủ…
Do vậy chọn gà trống đẹp để thờ cúng dâng lên tổ tiên là khâu rất quan trọng. Ở nông thôn nhiều gia đình khá giả chuyên nuôi gà trống để thờ. Chọn gà nuôi đã cầu kì, chọn gà để luộc dâng lên bàn thờ lại cần những kỹ thuật từ khâu buộc gà cánh tiên, nắn chân ôm lộc, được những người chủ gia đình chuẩn bị hết sức cẩn thận. Luộc gà được gia chủ chú ý từng chút để gà chín đều có màu vàng bóng, đòi hỏi sự tỉ mỉ không phải ai cũng hiểu và làm được. Cho nên, mỗi khi chọn gà thắp hương, người chủ gia đình thường giao việc đó cho người phụ nữ có hiểu biết, kinh nghiệm đảm trách cũng bởi tính cẩn thận, tỉ mỉ, hiểu sâu sắc quá trình hành lễ, dâng lên tổ tiên. Luộc gà luôn là khâu khó nhất quyết định cảm xúc buồn, vui, phấn khích, phấn khởi khi có được con gà trống đẹp để thắp hương dâng lễ.
Việc thưởng thức gà sau khi cúng cũng mang những phép tắc theo quy định: đầu gà, cổ gà, đôi cánh (những bộ phận trên cao của con gà) được dành cho mâm trưởng, mâm đàn ông trong nhà và thưởng thức với rượu quý. Còn đùi gà được dành cho trẻ nhỏ với tâm lý, mong muốn chúng có đôi chân vững chắc lớn lên cùng dòng tộc.
Nói về gà trong văn hóa Việt có rất nhiều: chọi gà, gà chín cựa trong truyền thuyết, gà trong tranh, điêu khắc,… gần như lĩnh vực nào cũng có mặt. Sở dĩ gà trống được chọn là linh vật để thờ cúng trên bàn thờ người Việt bởi biểu tượng gà mang những giá trị đạo đức của người đàn ông quân tử Việt xưa và trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong đời sống thường ngày, gà trống báo hiệu ngày mới cũng được hiểu đem đến ánh sáng quang minh, là biểu tượng tương lai tươi sáng trong thơ ca. Với nền văn minh nông nghiệp tồn tại hàng ngàn năm nay thì gà trống đã có mặt trong bộ thờ cửu đỉnh nơi cung đình vua chúa xưa nay vẫn còn lưu dấu tích.
Có thể nói, biểu tượng gà trống trong văn hóa Việt xưa và nay có một giá trị tinh thần hết sức sâu sắc. Bắt nguồn từ một vật nuôi thông thường, trí tuệ Việt đã đưa gà trống thành một biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; chính điều thiêng liêng đó đã đủ mạnh, đủ lớn để mô tả những giá trị đạo đức siêu việt mà người đàn ông Việt có trong đời sống thực tại. Những giá trị cốt lõi đó được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên một dòng chảy liên tục cho đến nền văn minh hôm nay và mai sau.
Chúng ta hôm nay đang sống trong một xã hội hội nhập phát triển có tính toàn cầu nhưng những gì thuộc về văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không bao giờ vứt bỏ đi được vì đó là những giá trị văn hóa cao đẹp của những thế hệ đi trước để lại. Người Việt gìn giữ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để nhớ ơn tổ tiên mình, mỗi cá nhân luôn gìn giữ những thành tựu tinh hoa mà thế hệ đi trước để lại khi hành lễ được hiểu là quá trình bảo tồn những giá trị đạo đức chuẩn mực của thế hệ đi trước đã sáng tạo ra. Đồng thời, răn dạy con cháu phải biết giữ gìn những lễ nghi văn hóa tốt đẹp khi tưởng nhớ những thành quả, công ơn cha ông đã để lại như một cách hiểu “Uống nước nhớ nguồn”. Việc thờ cúng có tính liên tục và kế thừa được khẳng định trên mọi phương diện trong tâm linh và thực tại mang bản sắc rất riêng, thuần Việt không giống với các nền văn hóa ngoại lai khác.
Gà trống và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ngày nay vẫn đang trở thành sinh hoạt văn hóa truyền thống quan trọng bậc nhất trong mỗi gia đình Việt Nam vào nhiều dịp, nhất là trong các ngày lễ, Tết. Qua sự thờ cúng con gà trống, ta hiểu được giá trị cao đẹp có tính đại chúng, cộng đồng; nó phản ánh nhịp đập nhân ái của những trái tim Việt vô cùng mãnh liệt, can trường trước những thách thức mà dân tộc Việt từng trải qua trong lịch sử và càng có giá trị trong công cuộc đổi mới ngày hôm nay.
Xuân Đinh Dậu 2017 đã đến, mỗi chúng ta khi thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết cùng với chú gà trống thật đẹp đã lựa chọn để thờ. Tùy theo mong ước, phẩm chất mỗi người, hãy khấn mong sống sao cho cao đẹp, xứng đáng với sự cống hiến của cha ông để cho cuộc sống mỗi gia đình, xã hội hôm nay ngày một tốt đẹp hơn.
Những lý giải về sản vật của một nền văn minh nông nghiệp hội tụ ở con gà trống được dâng tổ tiên thể hiện sự biết ơn công lao đối với các thế hệ đi trước là đúng, nhưng chưa đủ bởi tính khẳng khái trong danh dự người Việt đã làm nảy sinh sự lý giải mới về các giá trị tinh thần mang tính trao truyền. Bên cạnh việc chọn gà trống trong lễ cúng chính còn là sự tôn vinh các giá trị mô tả tiếng nói nội tâm của người cúng khi hướng về tổ tiên, ông cha mình, được hiểu như sự báo công của người trưởng thành với tổ tiên về những phẩm chất truyền thống đang gìn giữ, phát huy và bảo tồn.
Để khẳng định cúng gà trống trong ngày mùng 1 Tết âm lịch được người Việt duy trì từ hàng ngàn năm nay mang một giá trị đạo đức thật đáng tôn kính và trân trọng, chúng ta cần hiểu thêm hành trình chọn gà để dâng cúng lễ đã được người xưa thực hiện trên quy trình rất nghiêm ngặt, thậm chí rất khắt khe như: Mào đẹp, tươi đỏ như cờ (gà trống chưa đạp mái); lưng đầy, lườn tròn, phao câu chắc. Đặc biệt đôi chân phải chắc, bóng, cựa đều, hướng song song như kiếm giao đấu; màu sắc vàng, bóng, các móng tròn nhọn sắc, không gãy, chân màu vàng. Đôi chân gà trống thường được các thầy tướng xưa dùng để xem tài vận, rủi, may trong một năm của gia chủ…
Do vậy chọn gà trống đẹp để thờ cúng dâng lên tổ tiên là khâu rất quan trọng. Ở nông thôn nhiều gia đình khá giả chuyên nuôi gà trống để thờ. Chọn gà nuôi đã cầu kì, chọn gà để luộc dâng lên bàn thờ lại cần những kỹ thuật từ khâu buộc gà cánh tiên, nắn chân ôm lộc, được những người chủ gia đình chuẩn bị hết sức cẩn thận. Luộc gà được gia chủ chú ý từng chút để gà chín đều có màu vàng bóng, đòi hỏi sự tỉ mỉ không phải ai cũng hiểu và làm được. Cho nên, mỗi khi chọn gà thắp hương, người chủ gia đình thường giao việc đó cho người phụ nữ có hiểu biết, kinh nghiệm đảm trách cũng bởi tính cẩn thận, tỉ mỉ, hiểu sâu sắc quá trình hành lễ, dâng lên tổ tiên. Luộc gà luôn là khâu khó nhất quyết định cảm xúc buồn, vui, phấn khích, phấn khởi khi có được con gà trống đẹp để thắp hương dâng lễ.
Việc thưởng thức gà sau khi cúng cũng mang những phép tắc theo quy định: đầu gà, cổ gà, đôi cánh (những bộ phận trên cao của con gà) được dành cho mâm trưởng, mâm đàn ông trong nhà và thưởng thức với rượu quý. Còn đùi gà được dành cho trẻ nhỏ với tâm lý, mong muốn chúng có đôi chân vững chắc lớn lên cùng dòng tộc.
Nói về gà trong văn hóa Việt có rất nhiều: chọi gà, gà chín cựa trong truyền thuyết, gà trong tranh, điêu khắc,… gần như lĩnh vực nào cũng có mặt. Sở dĩ gà trống được chọn là linh vật để thờ cúng trên bàn thờ người Việt bởi biểu tượng gà mang những giá trị đạo đức của người đàn ông quân tử Việt xưa và trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong đời sống thường ngày, gà trống báo hiệu ngày mới cũng được hiểu đem đến ánh sáng quang minh, là biểu tượng tương lai tươi sáng trong thơ ca. Với nền văn minh nông nghiệp tồn tại hàng ngàn năm nay thì gà trống đã có mặt trong bộ thờ cửu đỉnh nơi cung đình vua chúa xưa nay vẫn còn lưu dấu tích.
Có thể nói, biểu tượng gà trống trong văn hóa Việt xưa và nay có một giá trị tinh thần hết sức sâu sắc. Bắt nguồn từ một vật nuôi thông thường, trí tuệ Việt đã đưa gà trống thành một biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; chính điều thiêng liêng đó đã đủ mạnh, đủ lớn để mô tả những giá trị đạo đức siêu việt mà người đàn ông Việt có trong đời sống thực tại. Những giá trị cốt lõi đó được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên một dòng chảy liên tục cho đến nền văn minh hôm nay và mai sau.
Chúng ta hôm nay đang sống trong một xã hội hội nhập phát triển có tính toàn cầu nhưng những gì thuộc về văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không bao giờ vứt bỏ đi được vì đó là những giá trị văn hóa cao đẹp của những thế hệ đi trước để lại. Người Việt gìn giữ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để nhớ ơn tổ tiên mình, mỗi cá nhân luôn gìn giữ những thành tựu tinh hoa mà thế hệ đi trước để lại khi hành lễ được hiểu là quá trình bảo tồn những giá trị đạo đức chuẩn mực của thế hệ đi trước đã sáng tạo ra. Đồng thời, răn dạy con cháu phải biết giữ gìn những lễ nghi văn hóa tốt đẹp khi tưởng nhớ những thành quả, công ơn cha ông đã để lại như một cách hiểu “Uống nước nhớ nguồn”. Việc thờ cúng có tính liên tục và kế thừa được khẳng định trên mọi phương diện trong tâm linh và thực tại mang bản sắc rất riêng, thuần Việt không giống với các nền văn hóa ngoại lai khác.
Gà trống và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ngày nay vẫn đang trở thành sinh hoạt văn hóa truyền thống quan trọng bậc nhất trong mỗi gia đình Việt Nam vào nhiều dịp, nhất là trong các ngày lễ, Tết. Qua sự thờ cúng con gà trống, ta hiểu được giá trị cao đẹp có tính đại chúng, cộng đồng; nó phản ánh nhịp đập nhân ái của những trái tim Việt vô cùng mãnh liệt, can trường trước những thách thức mà dân tộc Việt từng trải qua trong lịch sử và càng có giá trị trong công cuộc đổi mới ngày hôm nay.
Xuân Đinh Dậu 2017 đã đến, mỗi chúng ta khi thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết cùng với chú gà trống thật đẹp đã lựa chọn để thờ. Tùy theo mong ước, phẩm chất mỗi người, hãy khấn mong sống sao cho cao đẹp, xứng đáng với sự cống hiến của cha ông để cho cuộc sống mỗi gia đình, xã hội hôm nay ngày một tốt đẹp hơn.
Viết bình luận