Kinh đô thứ hai: Dương Kinh

Kinh đô thứ hai: Dương Kinh

Nhà Mạc xây dựng kinh đô ở Thăng Long, nhưng đồng thời xây dựng hành cung, điện thờ, lăng tẩm ở quê như các triều Lý, Trần, Lê. Hành cung của nhà Mạc ở làng Cổ Trai, quê gốc của Mạc Đăng Dung được gọi là Dương Kinh.

Ngay sau khi lên ngôi, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã cho xây dựng khá nhiều đền, miếu, lăng tẩm ở Dương Kinh như ghi chép của Lê Quý Đôn: “Tháng 6 năm Đinh Hợi 1527, Đăng Dung vào Kinh đô, ngự nơi chính điện, tế yết Nam  giao, dựng tôn miếu, lập cung điện ở Cổ Trai”. Tiếp đó Đăng Doanh cho lập điện Sùng Đức, lại cho đắp một gò lớn trước điện này để làm nơi lễ bái, rồi cho dựng các điện Phúc Huy, Hưng Quốc và Tường Quang. Nơi đây từng xảy ra các sự kiện chính trị quan trọng của nhà Mạc vào thời kì mới thành lập vương triều, như việc truyền ngôi của Mạc Đăng Dung cho con trai là Mạc Đăng Doanh năm 1529, rồi cháu trưởng Mạc Phúc Hải năm 1540, như việc yết kiến Thái Thượng Hoàng dưới thời vua Đăng Doanh. Lê Quý Đôn từng chép rằng: “Vào ngày mùng 8 và 22 hàng tháng, Đăng Doanh dẫn quần thần tới điện yết triều”.

Cổ Trai được xây dựng cho Mạc Đăng Dung ở, sau khi truyền ngôi cho con. Địa thế nơi đây không hiểm trở như trong ghi chép của Trịnh Nhược Tăng (Trung Quốc): “Cổ Trai vốn la quê của Mạc Đăng Dung không có thành quách mà chỉ dựng các cột gỗ làm thành ba lớp bảo vệ. Đấy là nơi Đăng Dung ở”.

Về Dương Kinh, các sách Đại Việt sử kí toàn thưĐại Việt thông sử ghi chép còn rất sơ lược, chẳng hạn “lấy chỗ đất một xó ở Hải Dương gọi là Dương Kinh”, hoặc “lấy Hải Dương làm Dương Kinh…”. Cũng chính vì những thông tin vắn tắt này mà một số công trình nghiên cứu đã nhầm tưởng là Dương Kinh thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay. Thực tế, Hải Dương thời Mạc là tên gọi của một trong các đạo thừa tuyên lớn nhất, bao gồm phần đất của tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Phòng, một số huyện của tỉnh Hưng Yên, Thái Bình và Quảng Ninh ngày nay.

Theo tư liệu văn bia thì Dương Kinh bao gồm trước hết là làng Cổ Trai, cố hương của Mạc Đăng Dung và các vùng phụ cận: “Đất Du Lễ huyện Nghi Dương là thắng địa Dương Kinh vậy”. Nhiều văn bia dựng trong huyện Nghi Dương và lân cận cho biết rõ hơn vị trí và phạm vi của Dương Kinh. Chẳng hạn văn bia chùa Cự Limh (Gia Phúc, Hải Dương) dựng năm 1534, ghi rằng: “Phía Đông qua cầu Lỗ Giang có thể đến được Dương Kinh, phía Tây qua chùa Bảo Lâm là đến Kinh sư” (Văn bia thời Mạc Sđd. Tr.44); văn bia chùa Dương Tân (huyện Thủy Đường) năm 1589, ghi rằng “Chùa này phía Bắc giáp nội thị, phía Nam kề với Dương Kinh, đường thông muôn ngả. Kẻ hành khách người buôn bán, đi nơi nào cũng tiện, nông phu ra đồng, sĩ tử vào kinh đều thông qua chốn này ” (Văn bia thời Mạc Sđd. Tr.288). Như vậy, hai ngôi chùa này chỉ nằm sát bên Dương Kinh, cho nên huyện Thủy Đường và Gia Phúc đều không thuộc Dương Kinh. Có nghĩa là Dương Kinh bao gồm địa dư huyện Nghi Dương nay thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng, nơi đó có hương Cổ Trai. Tuy vậy các vùng phụ cận từ  huyện Thủy Đường, An Lão, An Dương (thuộc phủ Kinh Môn), Tân Minh (phủ Nam Sách) và Vĩnh Lại (phủ Hạ Hồng) cũng lệ vào Dương Kinh tạo thành vùng dân cư đông đúc , hậu cứ vững mạnh của nhà Mạc.

Ở hương Cổ Trai, nhà Mạc đã cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm, nhưng bị nhà Lê Trịnh phá hủy vào năm 1592, ngay sau thắng lợi của họ. Hiện còn để lại ở đây khá nhiều đền chùa với các loại bia đá, tượng Phật và thậm chí cả tượng vua, hoàng hậu, công chúa nhà Mạc. Ngoài ra ở đây còn khá nhiều dấu tích kiến trúc, thành lũy, như ở di tích Gò Gạo, các nhà khảo cổ học xác định đó là di tích điện Hưng Quốc với nhiều chân cột, mảnh đất nung hình đầu rồng, gốm sứ khá điển hình của thời Mạc. còn di tích Bên Tường, có điện Tường Quang, nơi Mạc Đăng Dung  ở sau khi truyền ngôi cho con trai năm 1529. Người ta tìm thấy ở đây nhiều mảnh gốm vỡ, cùng ba tượng nghê bằng đồng. Ngoài ra còn khá nhiều di tích khác nằm ở trung tâm Dương Kinh và vùng phụ cận. Đặc biệt là bia đá cùng tượng chân dung bằng đá liên quan tới hoàng tộc hiện còn lưu giữ được khá nhiều.

Là kinh đô thứ hai, Dương Kinh cũng được tổ chức theo khuôn mẫu ở Kinh đô. Nếu ở Thăng Long có một trường quốc học giành cho con cháu quan lại và những học sinh đã được tuyển chọn, thì Dương Kinh cũng có trường học quốc gia giành cho trước hết là con em gia đình hoàng tộc. Ở đây có chức Hiệu sinh Dương Kinh, hoặc Hội Tư văn hàng huyện như hội Tư văn huyện Tân Minh bao gồm gần 200 thành viên, tổ chức của các Nho sĩ nhằm đề cao danh vị nhà Nho và khuyến khích việc học hành thi cử.

Dưới thời Mạc, Dương Kinh là vùng khá quan trọng và ổn định trong khi Thăng Long luôn bị quân đội Lê Trịnh uy hiếp, tấn công. Nơi đây lúc đầu được coi là “đất căn bản”, thực sự là trung tâm các hoạt động kinh tế, tín ngưỡng của vùng châu thổ sông Hồng mà ngày nay còn để lại dấu tích khá đặc trưng của nhà Mạc; đồng thời là một hậu cứ hết sức lợi hại với nhà Mạc,  như ngay sau khi bị bại trận ở Thăng Long, Mạc Lính Chỉ (1592-1593), nổi lên chống lại nhà Lê Trịnh, thì có tới 60 nghìn dân vùng này đi theo. Dương Kinh quả là một hậu cứ vững mạnh, đồng thời là một trung tâm kinh tế, văn hóa thời Mạc.

Bình luận

LiariaFuh

LiariaFuh - 10/19/2022 17:01:47

buy cialis online Prospective cohort studies of adjuvant tamoxifen treatment have revealed a wide interindividual variation in the steady state plasma concentrations of active metabolites, endoxifen and 4 hydroxytamoxifen during tamoxifen treatment in patients carrying CYP2D6 genetic variants

icodogoca

icodogoca - 04/14/2022 05:20:18

https://bestadalafil.com/ - Cialis Momentous thcentury strides in surgery included anesthesia and antisepsisasepsis see pp. Hlhqbk cheap cialis from india Musculoligamentous strainusually after an episode of bendingtwisting patient feels the back give way often when lifting a heavy object with immediate Ambulatory Medicine A M b U l AT O r y M E D I C I N E l onset of back pain. Iwmgul https://bestadalafil.com/ - Cialis Srbrvb How to Prepare for the Test No special preparation is usually necessary.

Viết bình luận