Đi tìm gia phả người gốc Mạc ở Vĩnh Phúc.
Nguyễn Quý Đôn
Trong quá trình tìm kiếm, chúng tôi đã có được cuốn gia phả họ Nguyễn gốc Mạc.Khởi thảo cuốn gia phả họ Nguyễn là cụ Nguyễn Đức Thận, viết vào năm Vĩnh Hựu thứ III ( 1737) đời vua Lê Ý Tông. Thân phụ Ngũ Thế Tổ Nguyễn Đức Thận là Nguyễn Đức Nghĩa cùng các hậu duệ sau này, được xác định đã cư trú ở Vĩnh Phúc. Trong gia phả viết (NQĐ dịch):
“Cháu trưởng là chi thứ nhất ở xã Thượng Mỗ, thôn An Bài, giáp Trung Quốc. Cháu trưởng nối dõi cũng là người đứng đầu dòng họ của các chi, chia ra ở: Tỉnh Đông, Hà Nội, An Lạc, An Lãng, Tam Dương, thuộc chi thứ nhất, dòng dõi vọng tộc. Họ ta từ triều Lê cho đến lúc suy tàn đã có cơ sở ở những nơi ấy…”
Cuốn gia phả cho biết, khi Mạc Mục Tông ( Mạc Mậu Hợp) bị bắt, Thăng Long thất thủ, phụ quốc Thượng tướng quân, Thái Bảo Đà Quốc Công Phò Mã Mạc Ngọc Liễn tức Nguyễn Ngọc Liễn cùng Phúc Thành Thái Trưởng công chúa Mạc Ngọc Lâm đã đưa con cháu nhà Mạc, là dòng dõi HOÀNG THÚC MẠC KÍNH ĐIỂN di cư sang Bắc, tránh sự khủng bố, truy lùng cực kỳ gay gắt của chúa Trịnh.
Đến năm Thành Thái thứ ba 1892, cháu 10 đời là Nguyễn Xuân Sự, cành Thu Quế chỉnh lý bổ sung lại cuốn gia phả, trên cơ sở bản gốc bằng chữ Nho của Ngũ Thế Tổ Nguyễn Đức Thận.
Niên hiệu Bảo Đại thứ hai 1927, cháu đời thứ 12 là Nguyễn Xuân Sinh ( Cành Thu Quế) phụng sao tộc phả.
Sự thôi thúc có một cuốn gia phả hoàn chỉnh sau bao nhiêu thế kỷ dòng tộc bị thất tán, ẩn giấu họ gốc, vào năm Canh Thìn ( 2000), toàn gia tộc quyết định “ Sưu tầm và biên tập” cuốn gia phả họ Nguyễn gốc Mạc. Ban biên tập gồm có 12 vị, trong đó có 4 vị ở Vĩnh Phúc:
Theo thống kê của 12 vị biên tập gia phả, do cụ Nguyễn Văn Thục làm chủ biên, thì tại Vĩnh Phúc, họ Mạc gốc có:
- Cành 10 tại Đông Lỗ, Đạo Đức, Bình Xuyên
- Cành 11 tại Can Bi, Phú Xuân, Bình Xuyên
- Cành 12 tại Thanh Vân, Tam Dương
- Cành 13 tại Lai Sơn, Thanh Vân, Tam Dương
- Cành 14 tại Yên Hội Vạn Yên, Mê Linh, nay thuộc Hà Nội.
Theo người viết bài này, ban biên tập “ Nguyễn tộc gia phả” vẫn chưa thống kê được hết những cành gốc Mạc mang họ khác ở Thanh Lãng, Tam Hợp ( Bình Xuyên), Xa Mạc, Bồng Mạc ( Mê Linh), Đạm Xuyên ( Phúc Yên) và thị xã Phúc Yên, cụ thể là bờ Bắc sông Hồng, quanh vùng đất bãi sông Cà Lồ.
Mạc Văn Trang trích lược
Nguồn: Hội thảo nhà Mạc và hậu duệ ở Vĩnh Phúc
Viết bình luận