Hội Minh Thề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Minh Thề (Kiến Thụy, Hải Phòng) có quy mô cấp làng, xã, nên việc thề chỉ dành riêng cho người dân có chức sắc trong thôn.
Hôm qua, người dân làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng hân hoan rước bằng chứng nhận lễ hội Minh Thề là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về cụm di tích đền, chùa Hòa liễu.
Đoàn rước kéo dài trên quãng đường từ trụ sở UBND xã Thuận Thiên tới đền, chùa Hòa Liễu |
Đoàn rước hàng trăm người kéo dài, đi đầu là đoàn trống, chiêng, kế tiếp là các cụ ông, cụ bà có chức sắc trong làng.
Quan trọng nhất là kiệu rồng che lọng cho bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do 20 thanh niên khỏe mạnh trong làng thay nhau khênh vác.
Ông Phạm Đăng Khoa, (cao niên làng Hòa Liễu, ban tổ chức lễ hội) cho biết, lễ hội năm nay đặc biệt hơn vì được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hội Minh Thề có từ năm 1561, thuộc quần thể Vương triều Mạc. Trước đây có tên gọi là ấp Lan Niểu, do Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (vợ của Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung) tự bỏ tiền và vận động 35 quan triều Mạc, thân vương công chúa vị góp tiền của để tu tạo lại ngôi chùa cổ.
Dựng xong chùa, Thái Hoàng Thái Hậu tự bỏ tiền mua 24 mẫu, 8 sào, 2 thước ruộng cúng ở Tam Bảo. Một phần để hương khánh tiết, một phần chia cho dân đinh cày cấy lập lên nhằm giữ của công.
Sản phẩm hoa lợi dân đinh được hưởng tự do, không phải cống nạp, không phải đóng thuế. Phần còn lại cho cấy đấu thầu, thu sản lượng đó làm của công, những năm đói kém lấy chia cho người nghèo. Những năm dư thừa thì đem ra sửa chữa đường làng, tu sửa đền miếu.
Người quản lý số sản phẩm, lợi lộc (gọi chung là quỹ làng) là lý trưởng, phó lý , trương tuần.
Vì vậy, để tránh những người “cầm cân nảy mực” trong làng dùng của công làm việc riêng, tư lợi cá nhân… Thái Hoàng Thái Hậu đã đặt ra lễ hội Minh Thề là để giữ của công.
Người dân hào hứng đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể đối với lễ hội Minh Thề |
Rất đông học sinh và người dân tham gia lễ rước |
20 nam thanh niên khỏe mạnh thay nhau khiêng kiệu rước bằng di sản |
Kiệu rồng trang trọng rước bằng công nhận di sản phi vật thể quốc gia |
Bà Lê Thị Thắm đến sớm hơn một ngày để xem rước bằng di sản |
Ông Phạm Đăng Khoa (cao niên làng Hòa Liễu) Nguồn: vietnamnet |
Viết bình luận