Ngũ phủ
Ngũ phủ hay Ngũ quân, tức là quân thuộc quân ở kinh đô và bốn vùng lân cận. Phòng theo quan chế thời Minh, nhà Lê Sơ đặt năm phủ,mỗi phủ có các Tả hữu Đô đốc, Đồng tri và Thiêm sự. Mỗi phủ này ở thời Mạc, năm 1549, thì lại chỉ có một viên Tả đô đốc Đông quân; Nguyễn Kính, Tả đô đốc Bắc quân và Lê Bá Li, Tả đô đốc Nam quân; hoặc Mạc Ngọc Liễn, Tả đô đốc Tây quân; Nguyễn Quyện, Tả đô đốc Nam quân vào năm 1590. Trên thực tế, tổng chỉ huy Ngũ phủ cũng là Thống lĩnh quân đội toàn quốc. Giữa Ngũ phủ và Binh bộ, thì Đô đốc ở Ngũ phủ trông coi chuyên môn, chỉ huy tác chiến, nhất là khi có chiến tranh, còn Binh bộ lo giải quyết những vấn đề thuộc nhân sự, tiếp tế.
Quân đội ở thời Mạc được định chế theo bốn trấn (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc và Hải Dương), bốn vệ ( Hưng Quốc, Chiêu Võ, Cẩm Y và Kim Ngô) và năm phủ, như ghi chép của Toàn thư: “Bấy giờ họ Mạc bàn đem hết đại binh, đòi gọi binh mã bốn trấn, bốn vệ, năm phủ ước hơn 10 vạn người, hẹn đến ngày 16 tháng ấy ( năm 1592) đến Hiệp Thượng, Hiệp Hạ họp quân đánh to” ( Toàn thư, tập 4, tr 183). Người thống lĩnh binh quyền của Ngũ phủ là Phụ chính Ứng vương Mạc Đôn Nhượng (năm 1578). Như vậy có nghĩa là Phụ chính đã thay vua thống lĩnh binh mã Ngũ phủ và cũng là toàn bộ quân đội trong cả nước.
Bộ máy chính quyền trung ương nhà Mạc như vừa trình bày trên, có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Bảng 9: Sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương nhà Mạc
Vua |
Phụ chính |
|
Lục bộ |
Văn thư -Hàn lâm -Đông các |
Tôn nhân phủ |
Quốc Tử Giám |
Ngũ phủ Bắc quân Tây Trung Đông quân quân Nam quân |
Lục khoa Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công |
Phụ chính. Đặc biệt ở vào đời hai vị vua cuối cùng là Phúc Nguyên là Mậu Hợp, thì chức quan này hoàn toàn tương ứng với chức Tể tướng ở thời Lý, Trần, từng bị bãi bỏ vào thời Lê Sơ. Tuy nhiên, dưới Phụ chính không có một văn phòng riêng như Trung thư sảnh thời Minh và thời Lê. Nhìn chung, chính quyền trung ương thời Mạc được tổ chức giản tiện hơn, thực dụng hơn nhằm đương đầu với thách thức to lớn là phải giao hảo với nhà Minh để tránh chiến tranh ngoại bang và ngăn chặn sự trung hưng của nhà Lê.
Tác giả: Đinh Khắc Thuân
Nguồn: Góp phần nghiên cứu lịch sử triều Mạc ở Việt Nam
Viết bình luận