Xã Ngũ Đoan

XÃ NGŨ ĐOAN

1. Địa giới hành chính.

Xã Ngũ Đoan nằm ở phía Nam Huyện Kiến Thụy; Bắc giáp xã Thanh Sơn và Minh Tân, Nam giáp xã Đoàn Xá và Tân Trào, Đông giáp xã Tân Phong, Tây giáp xã Đại Hà. Từ trung tâm xã theo đ­ường 403, 404 qua 402 về đến trung tâm huyện lỵ 4 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã: 655,2 ha.

Vùng đất này xưa thuộc tổng Cổ Trai có bãi biển rộng, nhiều sông rạch chảy qua, là nơi phát tích Vương triều Mạc, đồng thời là trung tâm Dương Kinh - kinh đô thứ hai của Vương triều Mạc (1527-1592). Đến năm 1946, xã có tên là Ngũ Đoan Hưng gồm 5 thôn: Ngọc Liễn, Cao Bộ, Nhân Trai, Cổ Trai và Đồng Rồi. Tháng 7 năm 1956, các thôn Ngọc Liễn, Cao Bộ, Nhân Trai thuộc Ngũ Đoan Hưng được tách ra để thành lập xã Đại Hà; xã đổi tên thành Ngũ Đoan gồm 2 thôn: Cổ Trai và Đồng Rồi. Để thuận tiện cho việc quản lý hành chính trên địa bàn, năm 1988 thôn Cổ Trai lại được chia nhỏ thành nhiều thôn thuộc xã.

Xã Ngũ Đoan hiện nay có 6 thôn gồm: Đương Thắng, Đại Thắng, Trúc, Tiền Anh, Hoà Nhất và Đồng Rồi.

Theo số liệu thống kê ngày 02/4/2009, số dân của xã Ngũ Đoan 7.181 người. Mật độ dân số 1.096 ng­ười/km2. Cả xã có 12 dòng họ và 2.283 hộ dân. Lực lượng lao động chiếm 58,8% dân số; trong đó lao động nông nghiệp chiếm 53,3%, lao động TTCN chiếm 26,4%, thương mại và dịch vụ chiếm 12,2%, còn lại là các ngành nghề khác 8,1%.

Nhân dân Ngũ Đoan chủ yếu là theo đạo Phật; có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời, xây dựng và bảo vệ quê h­ương ngày càng giàu đẹp và phát triển.

2. Lịch sử, truyền thống.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ 3 (năm 1288), nhân dân Cổ Trai đã góp phần cùng với tướng quân nhà Trần lập trận địa bố phòng tiêu diệt hàng trăm chiến thuyền của giặc khi chúng tiến vào cửa biển Đại Bàng (vùng biển Nam Đồ Sơn). Năm 1527, Mạc Đăng Dung, người làng Cổ Trai, đứng lên lật đổ triều đình nhà Lê thối nát, lập Vương triều Mạc (1527-1592). Ông cho xây dựng kinh đô thứ 2 tại quê nhà, lấy tên là “Dương Kinh”. Trong suốt 65 năm tồn tại, Nhà Mạc đã có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc bằng việc đề ra nhiều chính sách tiến bộ nhằm khoan sức dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, giữ vững kỷ cương xã hội, nhất là mở rộng giao thương với nước ngoài bằng đường biển để chấn hưng đất nước.

Phát huy truyền thống đất đế đô, các thế hệ ngư­ời dân Cổ Trai qua các thời kỳ luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, kiên cường đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của phong kiến thực dân. Năm 1740, ông Vũ Đình Hoè (Đồn Hoè) ở xóm Đương (thôn Cổ Trai) trực tiếp chỉ huy dân binh, phóng dĩa giết chết tướng giặc Phách Long tràn vào cướp phá xóm làng. Năm 1897, ông Lãnh Kỳ (Vũ Hữu Kỳ người làng Cổ Trai) cùng với ông Lãnh Mộc ở Kỳ Sơn (Tân Trào) lãnh đạo nhân dân tham gia tích cực vào phong trào Mạc Thiên Binh, do Mạc Đình Phúc lãnh đạo chống lại triều đình nhà Nguyễn bán nước và đã anh dũng hy sinh.

Những năm 1944 - 1945, trong xã đã có nhiều người tham gia các nhóm Việt Minh; đến tháng 5/1945, hầu hết các làng đều thành thành lập được tổ chức Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc, củng cố đội tự vệ hoạt động theo phương châm “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”, vận động nhân dân “Không nộp một hạt thóc, một đồng xu thuế cho gịăc Nhật”. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, nhân dân trong xã đã phối hợp chặt chẽ với các xã trong vùng phá kho thóc của địa chủ Hoàng Thị Lan (Đoan Xá) chia cho dân nghèo; sát cánh cùng với nhân dân làng “Kim Sơn kháng Nhật” thắng lợi, bảo vệ vững chắc chính quyền Cách mạng, nhiều người con của làng đã anh dũng hy sinh.

Ngày 18/8/1945, các thôn trong xã thành lập Uỷ ban giải phóng lâm thời. Ngày 24/4/1946, Uỷ ban hành chính xã được thành lập. Ngày 15/10/1946, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của xã được thành lập, đánh dấu b­ước phát triển mới của phong trào cách mạng ở Ngũ Đoan Hưng. Chín năm tr­ường kỳ kháng chiến gian khổ hy sinh, quân dân xã Ngũ Đoan vẫn một lòng theo Đảng, kiên cư­ờng bám trụ, đấu tranh giải phóng quê hương.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu n­ước, nhân dân Ngũ Đoan “vừa sản xuất, vừa chiến đấu” bảo vệ quê hương, tích cực chi viện “sức ng­ười, sức của” cho tiền tuyến lớn, góp phần cùng với cả nước đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong sự nghiệp xây dựng CNXH và thực hiện công cuộc đổi mới, Ngũ Đoan đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng vào cải tiến mô hình hợp tác xã nông nghiệp, tiếp thu tiến bộ KHKT, tổ chức lại sản xuất, năng động, sáng tạo tìm hướng đi lên, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Xã Ngũ Đoan là địa phư­ơng đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (năm 2006), Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba “bắt sống giặc lái Mỹ”, Huân ch­ương Lao động hạng Ba “về thực hiện chính sách hậu phương quân đội”. Cả xã có 11 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, 55 gia đình được Chính phủ tặng Bằng có công với nước; 920 cá nhân đ­ược tặng thưởng Huân, Huy ch­ương các loại. Xã có 470 ng­ười tham gia quân đội, 180 liệt sỹ, 51 thư­ơng binh, 19 bệnh binh.

3. Kinh tế.

 Cơ cấu kinh tế hiện nay của xã Ngũ Đoan chủ yếu vẫn là nông nghiệp chiếm 60,8%; ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thư­ơng mại và dịch vụ là 39,2%.

Xã có 29 trang trại và 107 gia trại; hình thành các vùng chuyên canh lúa, cây thuốc lào và rau màu các loại. Giá trị bình quân trên 1 ha canh tác đạt 56,4 triệu VND, tăng 108,3% so với năm 2000.

Trên địa bàn hình thành các cơ sở sản xuất đồ gỗ, gia công vật liệu, xây dựng, dịch vụ vận tải và các nghề tiện, hàn, sửa chữa phương tiện cơ giới, máy nông cụ.

Nghề truyền thống lâu đời của các làng: làm đồ gốm, đan lát, thêu gien, nhuộm nay đang dần mai một

 Chợ Ngũ Đoan nằm ở khu trung tâm xã, với diện tích 1.440 m2, phục vụ nhu cầu mua bán hàng ngày của nhân dân địa phư­ơng. Ngoài ra, tại khu vực thị tứ và dọc theo tuyến đường 403 qua địa bàn xã đã hình thành nên nhiều điểm kinh doanh, dịch vụ tổng hợp.

Sản phẩm “thuốc Lào Ngũ Đoan” từ xưa đến nay đã có thương hiệu trên thị trường, hàng năm được tiêu thụ ở nhiều nơi với số lượng lớn (từ 30-35 tấn/năm).

Đ­ường 403 qua địa bàn xã dài 3,5 km. Đường Nhà Mạc nối liền địa phương với xã Thanh Sơn và thị trấn Núi Đối, đoạn qua xã dài 2 km. Đ­ường phủ nhựa liên thôn 7,2 km, đạt 72%, bê tông ngõ xóm 10,5 km, đạt 96%. Cả xã có 5 xe ô tô vận tải; phư­ơng tiện vận chuyển thông dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn là xe cải tiến và thuyền.

Thu nhập bình quân đầu ngư­ời 2008: 11,2 triệu VND (ch­ưa thống kê hết nguồn thu của người đi lao động ở xa), tăng 250% so với năm 2000.

Tỷ lệ ng­ười dùng điện thoại 50 máy/100 dân, xe máy 3 người/xe; tỷ lệ hộ có ti vi chiếm 99,8%, nhà xây mái bằng kiên cố 25% và tỷ lệ hộ dùng n­ước hợp vệ sinh chiếm 95% dân số. Xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,7% theo tiêu chí mới.

4. Văn hoá xã hội.

Văn hoá cổ truyền và tín ng­ưỡng ở Ngũ Đoan khá tiêu biểu. Dưới thời nhà Mạc (1527-1592), vùng Ngũ Đoan (trung tâm Dương Kinh) phát triển cả về văn hoá vật thể và phi vật thể. Rất nhiều đền đài, miếu mạo, cung điện, lăng tẩm, đình chùa được xây dựng với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc. Nơi đây diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, bảo tồn và lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Tiếc rằng Dương Kinh đã bị các triều đại phong kiến sau đó tàn phá nặng nề, chỉ còn là “phế tích”. Trước Cách mạng tháng 8/1945, xã có 3 đình, 2 chùa và 1 từ đường Họ Mạc (xây dựng thời Nguyễn); hiện tại chỉ còn lại chùa Phúc Linh là di tích lịch sử cấp thành phố và từ đường họ Mạc được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia (năm 2004).

Hư­ơng ước các làng xã Ngũ Đoan xưa khuyến khích các gia đình, dòng họ gìn giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hương ư­ớc các làng ngày nay có sự kế thừa nét đẹp truyền thống, xây dựng đời sống văn hoá mới. Xã có 5 làng văn hoá; trong đó, làng Đồng Rồi đạt danh hiệu làng văn hoá cấp thành phố, 4 làng còn lại đạt danh hiệu cấp huyện. Hệ thống thiết chế văn hoá đồng bộ, hoạt động hiệu quả; phong trào văn nghệ-thể thao quần chúng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân.

X­ã Ngũ Đoan xưa vốn là “đất đế đô”, từng là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Vương triều Nhà Mạc thế kỷ thứ XVI, vì vậy miền đất này có truyền thống về học hành, khoa bảng và nhiều người tham gia triều chính. Tiêu biểu là Thái tổ Mạc Đăng Dung, các bậc đế Vương và Hoàng thân Quốc thích. Khi nhà Lê trung hưng, con cháu nhà Mạc và rất nhiều dòng họ trong làng phải “mai danh ẩn tích, thay họ đổi tên” để tránh sự truy sát và trả thù của nhà Lê-Trịnh, sự học hành phải gián đoạn một thời gian dài.

Phát huy truyền thống hiếu học, sự nghiệp giáo dục của xã Ngũ Đoan dư­ới chế độ mới không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Xã đã xoá mù chữ năm 1956, hoàn thành phổ cập tiểu học năm 1991, trung học cơ sở năm 2001, phổ cập trung học và nghề năm 2008. Cả 3 trường Mần non, Tiểu học và Trung học cơ sở đều đạt danh hiệu trường tiên tiên cấp huyện và duy trì liên tục nhiều năm liền.

Hiện nay, toàn xã có 215 người có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng, 450 người trung học chuyên nghiệp và nghề (thống kê cả người thoát ly).

Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng năm sau luôn cao năm trước, năm 2008 có 25 em.

Nhiều năm liền không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn; đảm bảo đủ điều kiện khám chữa bệnh thông th­ường cho nhân dân địa phương. Năm 2004 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế.

5. Định h­ướng phát triển.

Ngũ Đoan là một xã có vị trí giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ; với tiềm năng về lao động, đất đai, về truyền thống lịch sử và văn hoá lâu đời đang tạo ra cho địa phương nhiều cơ hội phát triển mới.

Trong nông nghiệp xã tiếp tục dồn đổi tích tụ ruộng đất để hình thành vùng lúa cao sản, vùng chuyên canh cây thuốc lào và rau màu sạch theo hướng sản xuất hàng hoá; đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại, gia trại, nuôi trồng thuỷ sản vùng sâu trũng ở ven sông Đa Độ. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tổ chức lại hoạt động kinh doanh dịch vụ theo dọc trục đ­ường 403. Phối hợp với các ngành chức năng liên quan lập tua du lịch “du khảo đồng quê”, điểm nhấn là thăm quan Đền thờ tưởng niệm các vua Mạc và các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng.

                                                                              Nguồn: Kiến Thụy xưa và nay

 

 

Bình luận

AcinnaVam

AcinnaVam - 08/26/2022 19:24:46

Hytrin ivermectin side effects

poivion

poivion - 04/04/2022 21:39:07

Zqntjm https://oscialipop.com - Cialis Wxlmvp Not surprisingly they found that diabetic patients rated kidney disease and blindness as the two most important complications of their condition. Cialis Jxqznq Qbxlug viagra cialis https://oscialipop.com - Cialis

Viết bình luận