Xã Thuận Thiên

Xã Thuận Thiên

Số điện thoại: 3680503
Hộp thư cơ quan: xathuanthien@haiphong.gov.vn

Lãnh đạo cơ quan:
- Đ/c Nguyễn Trọng Khải - Chủ tịch UBND xã
- Đ/c Nguyễn Văn Khanh - Phó Chủ tịch UBND xã

1. Vị trí
Xã Thuận Thiên nằm về phía Bắc huyện Kiến Thụy; phía Bắc giáp sông Đa Độ; phía Đông giáp xã Hữu Bằng, phía Nam giáp xã Kiến Quốc, phía Tây giáp xã An Thái (huyện An Lão). Tổng diện tích tự nhiên của xã là 528 ha.
2. Hành chính
Xã được thành lập tháng 4 năm 1946, gồm 4 thôn: Xuân Úc, Úc Gián, An Áo, Hoà Liễu. Năm 1955, thôn An Áo sáp nhập vào xã An Thái huyện An Lão. Địa bàn xã Thuận Thiên ổn định từ đó đến nay gồm các thôn Xuân Úc, Úc Gián,  Hoà Liễu.
3. Dân cư
Theo số liệu thống kê năm 2008, Cả xã có ......dòng họ; .........hộ gia đình với số dân là..........người.. Mật độ dân số trung bình...... người/ km2. Số người trong độ tuổi lao  chiếm......% tổng số dân. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm.......%; lao động trong các doanh nghiệp.....%, còn lại là lao động trong các ngành nghề khác. 
Về tôn giáo, đa số dân Thuận Thiên theo đạo phật.
Từ nhiều thế kỷ nay, cộng đồng dân cư Thuận Thiên luôn đoàn kết gắn bó cùng chung sức bảo vệ và xây dựng quê hương không ngừng phát triển đi lên.
4. Lịch sử - truyền thống
Miền đất Thuận Thiên được hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông Văn úc, sông Lạch Tray và qúa trình khai hoang lấn biển hàng nghìn năm nay.
Theo sử sách ghi lại, từ giữa thế kỷ thứ 8, vùng đất này đã có cộng đồng dân cư sinh sống, thanh niên trai tráng trong vùng đã theo Trưong Nữu người làng Du Lễ tham gia cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng (năm 766). Thời Trần, công chúa Thiên Thuỵ Quỳnh Chân chiêu dân khai hoang lập làng, dân chúng các vùng lần lượt đến định cư tạo dựng cuộc sống. Trong các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1744-1754), của Phan Bá Vành  lãnh đạo (1821-1827), nhiều người dân Thuận Thiên đã có mặt tham  gia chống lại tập đoàn phong kiến tối nát Lê-Trịnh và triều đình nhà Nguyễn.
 Hưởng ứng phong trào Mạc Thiên Binh (1897), có cụ tổng Tốn (tên thật là Phạm Văn Hiệu), nguời làng Hoà Liễu  được cử làm Phó tướng chỉ huy tấn công vào nội thành Hải Phòng. Cuộc khởi nghĩa thất bại, cụ Tổng Tốn bị giặc Pháp bắt và bị tử hình ở cánh đồng Vàng (giáp gianh giữu làng An áo và làng Hoà Liễu). Truớc khi ngã xuống cụ đã viết lên mặt đất 4 chữ "ngã vô uý tử" (ta không sợ chết. Ở Hoà liễu, nhà ông Cán Quyềnh cũng bị chúng đốt trụi)
 Những năm cuối thập kỷ 20, thế kỷ XX,  Bên cạnh tổ chức hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Việt Nam Quốc dân Đảng (một tổ chức yêu nước) cũng ra đời tập hợp binh lính, học sinh thân hoà chức dịch đứng dậy chống Pháp. Vợ chồng cụ quản Tòng, cụ Nguyễn Xuân Bồ, cụ Nguyễn Đức Chiến ở úc Gián, cụ Nguyến Xuân Biền ở Xuân úc tham gia phong trào, bí mật mua sắm vũ khí chuẩn bị kế hoạch bạo động. Ngày 15-2-1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khu vực Kiến An Hải Phòng nhưng bị  quân Pháp đàn áp, chúng bắt những người lãnh đạo, tàn phá những làng có người tham gia. 
Những năm 1936-1936,  có ông Đào Văn Thảo ở Xuân úc dạy học ở Lão Phú (Tân Phong) đã có dịp đọc sách báo tiến bộ và sớm được ông Trần Đình Phú cán bộ Việt Minh ở vùng Mỹ Lang (Mỹ Đức-An Lão) giác ngộ lòng yêu nước. Các ông Phạm Phú Đảng, Phạm Văn Phang, Đào Văn Thuất cũng được Việt Minh Kim Sơn giác ngộ. Đầu năm 1945, phong trào học võ diễn ra khắp nơi, đây là một hình thức Việt Minh sử dụng để đối phó với chính quyền tay sai địch. Một số làng của Thuận Thiên chủ động mời thày dạy võ cho thanh niên.
 Cuối năm 1945, uỷ ban lâm thời xã được thành lập. Ngày 3/2/1946, Chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của xã Thuận Thiên được thành lập, gồm 6 đảng viên. Sự ra đời của Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của xã Thuận Thiên có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của phong trào cách mạng địa phương, Dưới sự lãnh đạo của đảng, nhân dân Thuận Thiên từng bước vượt qua khó khăn, thử thách, đóng góp sức người sức của cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước quê hương.
     Chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Thuận Thiên đã tham gia đánh hàng chục trận lớn nhỏ, tiêu diệt hàng trăm tên địch, làm tan rã hàng trăm tên tề nguỵ, thu nhiều súng đạn, cắt phá hàng nghìn mét dây điện, chặn phá hàng trăm mét đường giao thông, cắt đứt nhiều tuyến giao thông vận tải của địch.
Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc XHCN.   Đơn vị dân quân Thuận Thiên kết hợp với dân quân Thuỵ Hương  trực chiến trên núi Trà Phương đã bắn rơi một máy bay phản lực AD6 của Mỹ, trở thành đơn vị lá cờ đầu dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay địch của quân khu Ba. Chiến công xuất sắc này cổ vũ nhân dân Thuận Thiên vững vàng, tự tin hơn bước vào những trận chiến mới. Chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ ngày càng ác liệt. Nhân dân Thuận Thiên lại một lần nữa tự hào đã lập công xuất sắc 2 lần bắt sống giặc lái Mỹ. 
Những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới, địa phương đã có nhiều cố gắng, quyết tâm thực hiện xoá bỏ đói nghèo, lạc hậu, vươn lên. Từ trong nghèo khó, nay cuộc sống của người dân được nâng cao, kinh tế địa phương phát triển nhanh, bộ mặt làng quê Thuận Thiên ngày càng được đổi mới.
Thuận Thiên tự hào với những thành tích nổi bật trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, hơn một nghìn người tham gia quân đội, hàng chục thanh niên xung phong, 154 liệt sĩ, 43 thương binh, 22 bệnh binh. 8 bà mẹ được phong, truy tặng bà mẹ Việt Nam Anh. Cán bộ cán bộ tiền khởi nghĩa 4 . Hàng trăm cá nhân được thưởng Huân, Huy chương các loại, trong đó có 28 Huân chương kháng chiến hạng Nhất, 58 huân chương kháng chiến hạng Hai, 134 huân chương kháng chiến hạng Ba, 218 huy chương kháng chiến hạng Nhất, 204 huy chương kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Ba (năm ...... ), Huân chương chiến công hạng Ba về thành tích lập công bắt sống giặc lái Mỹ (năm......), Huân chương Kháng chiến hạng Nhì về thành tích kháng Mỹ cứu nước (năm ........); Bằng Khen của Thủ Tướng Chính phủ thời kỳ đổi mới (năm......)
 5. Kinh tế
Kinh tế Thuận Thiên chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp kết hợp phát triển thương mại và dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2008, nông nghiệp.........%, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ……%. Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm gần đây.......%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đang giảm dần, dịch vụ và các ngành nghề thủ công khác có chiều hướng tăng nhanh.
 Nông nghiệp 
Địa phương đang hình thành các vùng chuyên canh cây lúa, rau màu, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển kinh tế gia trại, trang trại.
Diện tích đất nông nghiệp …..ha, trong đó phần diện tích sâu trũng ngập nước …..ha. Sản lượng lương thực bình quân 5 năm qua đạt ….tấn, năng suất bình quân…….ta/ha, giá trị đạt được trên một hecta canh tác………triệu VND.
Tổng đàn lợn bình quân năm năm qua………..con, tăng……..% so với năm 2000. Tổng đàn gia cầm đạt bình quân 5 năm qua……….con, tăng……% so với năm 2000. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt bình quân 5 năm  qua……..tấn, giá trị đạt được……..triệu VND, tăng ……% so với năm 2000.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp 
Dân cư ở Thuận Thiên từ bao đời sống chủ yếu bằng nghề nông, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và làm nghề thủ công. Ngành nghề truyền thống không có gì đặc biệt, chủ yếu là nghề đan thuyền nan, xẻ gỗ ván và dệt vải vuông, nghề đan đồ gia dụng: dần, sàng, nong, nia, rổ, rá, gầu tát nước, một thời gian dài là nguồn thu nhập chính cho đân dân địa phương nên có câu "Thuận Thiên thúng, rổ, dần, sàng. Thuyền nan đã lắm hàng đan cũng nhiều", đến nay chỉ còn số ít gia đình duy trì những nghề truyền thống trên. Dịch vụ buôn bán, sửa chữa máy móc, nông cụ, xe đạp, xe máy, đồ dùng gia dụng ngày càng phát triển. Năm 2008, số hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ…….hộ, doanh thu đạt được là…. triệu VND, tăng……% so với năm 2000.
Thương mại dịch vụ
Chợ ở khu trung tâm xã Thuận Thiên họp một phiên vào thời gian từ ....  giờ đến........ giờ chiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Số hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên địa bàn xã năm 2008 là…....hộ, doanh thu đạt được trung bình 5 năm qua..................triệu VND, tăng ........% so với năm 2000.
Giao thông vận tải
Đường 402 qua địa phận xã Thuận Thiên dài.....km. Đường liên xã nhựa hoá 100%, liên thôn phủ nhựa…….km, đạt…. % kế hoạch.. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là các loại xe thô sơ và thuyền. Cả xã có............. ô tô vận tải tư nhân vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh,.......ôtô phục vụ dịch vụ du lịch.
 Đời sống 
 Thu nhập bình quân đầu người năm 2008........ VND, (chưa thống kê hết nguồn thu của người đi lao động ở xa).
Hộ có nhà xây mái bằng kiên cố đạt….% tổng số hộ. Dùng nước sạch, hợp vệ sinh    % dân số. Tỷ lệ người dùng điện thoại……máy/100 dân, máy vi tính….máy/100 dân. Số điểm truy cập Internet...... Xe máy…….người/xe. Số hộ có ti vi……%
Các hoạt động nhân đạo từ thiện phát triển sâu rộng theo hướng xã hội hoá ngày càng phát huy hiệu quả. Cuộc vận động xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa luôn được quan tâm, đạt nhiều kết quả. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện nâng cao.
Sản phẩm đặc trưng của Thuận Thiên
6. Văn hoá xã hội
 Văn hoá
 Văn hoá trong các làng xã của Thuận Thiên xưa rất phong phú và đa dạng, có sắc thái riêng của vùng, được biểu hiện qua tín ngưỡng tôn giáo, hoạt động lễ hội đình chùa, tiêu biểu là lễ Hội "Minh thề" được đánh giá là một lễ hội độc đáo nổi tiếng trong vùng, tổ chức vào ngày 24 tháng chạp (âm lịch). Sau nghi lễ tế thần trang nghiêm, quan khách, dân làng đứng quanh đài thề, chủ lễ dâng hương xong, vị địa diện tư văn dõng dạc đọc "Miêng thệ": "...Tất cả chức sắc, chức dịch, bô lão và nhân dân; từ kẻ sĩ đến nhà nông trong hương thôn, ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ngược lại người nào lấy của công về làm của tư xin thần linh trừng phạt " y như lời thề. Mọi người tham dự cùng hô vang "y như miêng thệ".  Các lễ hội, tập tục đều gắn với đình, đền thờ Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản: hội trọng thọ, Rước lợn ông Bồ, bánh dầy xôi nén, vật keo, chọi gà, tổ tôn điếm, đánh cờ thế, hát chiếu chèo sân đình, bơi thuyền hát đúm dưới trăng. Xưa, hội vào đêm rằm tháng tám âm lịch, trên dải đầm từ của chùa Hoà Liễu đến cửa phủ Kiến Thuỵ (Trà Phương), đến tận bến bến đình Kỳ Sơn, Tân Trào, thanh niên nam nữ Hoà Liễu, Du Lễ, Kỳ Sơn, Ngọc Tỉnh, Kim Sơn thường thả thuyền trên dòng nước sâu dọc đầm vừa chèo vừa thi hát. 
Các tập tục truyền thống lâu đời luôn được người dân nơi đây gìn giữ và phát huy như thờ cúng tổ tiên, thành Hoàng làng, mừng thọ...Hương ước các làng xưa trọng việc lễ nghĩa, giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo đảm cho thiết chế làng xã được duy trì nghiêm minh. Hương ước các làng nay có sự kế thừa nét đẹp  truyền thống, xây dựng đời sống văn hoá mới vui tươi lành mạnh. Nhà văn hoá, đài phát thanh, bưu điện văn hoá xã hoạt động hiệu quả. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng phát triển khá.
Thuận Thiên có nhiều đình chùa được xếp hạng di tích các cấp. Đền, chùa Hoà Liễu được  công nhận Di tích Lịc sử văn hoá Quốc gia.  Chùa Vĩnh Khánh (úc Gián), chùa Phả Am (Xuân úc) được công nhận là Di tích Lịch sử kháng chiến cấp Thành phố.
Ca dao, tục ngữ, những câu đối người xưa khắc ghi ở đền còn lưu lại phần nào đã phản ánh được những nét văn hoá  và cuộc sống của người dân nơi đây: "Đồn rằng Xuân Gián lắm khoai", hay "Thuận Thiên thúng, mủng, dần, sàng, thuyền nan đã lắm hàng đan cũng nhiều". Những làn điệu ca trù, hát trống quân, hát đúm, hát chiếu chèo sân đình, tuồng trong những ngày hội làng xưa qua tháng năm đã mai một dần.
Giáo dục
Thời phong kiến, Thuận Thiên có tiếng là đất học, đất khoa cử của tổng và  vùng lân cận, nhiều người  học hành đỗ đạt cao làm quan trong triều. Tiêu biểu là các cụ Đào Bá Quán, Đào Bá Lịch, Đào Bá Bạt, Phạm Đình Phú, Phạm Quý Tiến, Phạm Đình An, Địch Lê Bá, Nguyễn Quang Đỉnh, Nguyễn Doãn Việt, Phạm Thông Lễ... Nhiều cụ được bổ nhiệm làm quan tri phủ, tri huyện, thông phán. Cụ Đoà Bá Lịch được vua phong "Tứ phẩm đại phu". Cụ Phạm Đình An được phong "Đại sĩ tá lang An". Dưới thời thực dân phong kiến hơn 90% dân chúng bị thất học, mù chữ. Đến năm 1990, địa phương hoàn thành phổ cập tiểu học; năm 1999 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; năm 2008 hoàn thành phổ cập trung học và nghề. 
 Theo thống kê năm 2008, số người có học vị cao đẳng, đại học trở lên….. người. Các trường mần non đạt danh hiệu...........Trường tiểu học đạt danh hiệu. Trường trung học cơ sở giữ vững danh hiệu trường........
    Y tế
    Thời phong kiến, có cụ Phạm Đình An (làng Xuân úc) làm thầy thuốc, đã từng chữa  bệnh cho Thứ phi và Hoàng hậu. Khi ông mất được vua phong sắc: Đặng tá lang An-Nguyên hàm phẩm hưu trí. Một số gia đình ở Thuận Thiên còn duy trì được nghề thuốc đông y. Nổi tiếng nhất là môn thuốc trị các bệnh mắt, bệnh đua mắt hột được chữa bằng phương pháp "quyền", tức là dùng cặp tre kẹp vào mi mắt tạo thành sẹo nhỏ kéo hàng lông quặm lên, không chọc vào mắt người bệnh. Dưới chế độ mới công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đạt được nhiều kết quả. Ban y tế xã được thành lập năm 19...... Năm....... xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và nhiều năm liền không để xảy ra dịch bệnh. Trạm y tế xã đảm bảo đủ điều kiện khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân địa phương.
     Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020
    Thuận Thiên giáp với xã An Thái thuộc huyện An Lão, có đường 5 cao tốc và đường ..... đi qua địa bàn; phía Bắc giáp sông Đa Độ với chiều dài.....km. Vị trí địa lý thuận lợi ấy, tạo cho Thuận Thiên có nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
    Hướng phát triển chủ yếu đến năm 2020 của Thuận Thiên là hình thành khu du lịch sinh thái, nhà vườn; hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Nông nghiệp hướng vào phát triển vùng lúa cao sản, gạo chất lượng cao, cây rau màu sạch, trồng hoa và phát triển mô hình kinh tế trang trại.

Viết bình luận