Bản đồ hành chính thời Mạc

 Bản đồ hành chính thời Mạc

Chúng tôi cố gắng tái lập một bản đồ hành chính thời Mạc trên cơ sở đơn vị hành chính từ đạo thừa tuyên đến huyện. Biên giới phía Bắc tương đối ổn định sau năm 1540. Vùng núi non hiểm trở phía Tây Bắc, nhà Mạc cho đổi phủ Cao Bằng thành trấn Cao Bằng và thiết lập ở đấy Tổng binh sứ ty lo về quân sự, còn vùng Đông Bắc thiết lập vệ Đông Triều trấn giữ, nơi đây có nhiều đồn lũy mà trong một bản đồ về nhà Mạc, nhà Minh gọi là “ tặc doanh” (đồn giặc).

Sau năm 1540, quan hệ bang giao với nhà Minh tương đối ổn định, nhà Mạc thường xuyên phái các đại thần đi khám xét biên giới, như: “Năm 1583, Đô ngự sử Đặng Võ Cạnh được phái lên hội khám biên giới ở Lạng Sơn”; còn “Giáp Trưng thì phái cho đi phúc định lại biên giới”. Ở phía Đông Bắc, nhà Mạc cho lập vệ Đông Triều, còn phía Tây Bắc thì cho lập trấn Cao Bằng với tổ chức quân sự ở đây là Tổng binh và Tổng binh đồng tri. Phần lớn quân sĩ và tướng lĩnh trấn giữ vùng biên ải đều là người thân cận của nhà Mạc, như ở cửa ải Lạng Giang có dòng họ Giáp cai quản mà sau này thành họ Thân (Bia Tiên khảo Thái bảo N.34786-7, dựng năm Cảnh Lịch thứ 2, 1549), ở Tuyên Quang do người vùng Hải Dương và Sơn Tây đảm nhận. Tuy nhiên sau đó, khi phải tập trung lực lượng để đối phó với nhà Lê, nhà Mạc đã để mất dần quyền cai trị ở đây. Vùng biên giới phía Tây, nàh Mạc cũng đã kiểm soát cả một vùng rừng núi rộng lớn, trải sát tới biên giới Lào, như đã quản lí được phủ Tây An, đạo Hưng Hóa. Vùng biên giới phía Nam cũng do các vị quan lại thân tín của Hoàng tộc nhà Mạc cai quản, như Mạc Quyết em trai Mạc Đăng Dung cai quản vùng Thuận Hóa, rồi Nguyễn Đồng Dần- Tiến sĩ năm 1562, làm Giám sát ngự sử đạo Quảng Nam. Vùng Quảng Nam và Thuận Hóa chỉ thuộc về nhà Lê từ năm 1572, sau khi Nguyễn Hoàng, tướng nhà Lê lập mưu ám hại lập Quận công của nhà Mạc, như nhận xét của Lê Quý Đôn: “…Từ đó, Mậu Hợp không dòm ngó tới thuận Quảng nữa”. Đất Nghệ An và Thanh Hoa cũng hoàn toàn thuộc về nhà Lê.

Nhà Mạc chủ yếu cai quản được đất nước từ Ninh BÌnh trở ra phía Bắc, trong đó vùng châu thổ Sông Hồng là trung tam và là đất gắn bó trung thành với nhà Mạc, mà ở đây hiện còn lưu giữ khá nhiều văn bia cũng như các di tích kiến trúc tôn giáo khá đặc sắc. Vùng đất này thực sự ổn định mà cũng khá phồn vinh dưới thời nhà Mạc như nhận xét sau đây của Lê Quý Đôn: “(Năm 1532), Đăng Doanh thấy còn nhiều trộm cướp, bèn ra lện cấm dân các xứ không được mang gươm giáo đao nhọn, và các đồ binh khí ngoài đường. Nếu kẻ nào trái lệnh, cho pháp ty bắt trị. Từ đấy những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ. Mấy năm liền được mùa luôn, dân tứ trấn (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc và Hải Dương ) đều được yên ổn”.

Địa danh thời Mạc một phần được lưu giữ trong An Nam đồ, biên soạn vào những năm đầu thế kỉ XVII, xin dịch ra sau đây những tài liệu tham khảo:

An Nam Đồ

Đông đô: Quảng Đức, Vĩnh Xương, Phụng Thiên.

An Bang thừa chánh: Tân Yên, Vĩnh Yên châu, Bạch Long Vĩ, La Sơn đồn ty, Vạn Ninh châu, Vĩnh Ninh thôn, Oanh Phong thôn, Hải Đông, Khấu Chỉ, Ngọc Sơn tuần ty, Vân Đồn châu, Vân Đồn tuần ty, Miếu sơn, Đồng Trụ, Bạch Đằng hải khẩu.

Hải Dương thừa chánh: Hải Dương, Đông Triều, Nam Sách, Chí Linh, Bình Hải, Quảng Đông, Vân Sơn, Kinh Môn, Tân Minh, An Lão, Nghi Dương, Cổ Trai, An Dương, Hiệp Sơn, Thủy Đường, Thiên Liêu tuần ty, Tiên Để tuần ty, An Dương hải khẩu, Đồ Sơn hải khẩu, Đa Ngư hải khẩu, Tứ Kì, Vĩnh Lại, Hạ Hồng, Thanh Dương, Thượng Hồng, Thnah Lâm, Cẩm Man, Thanh Hào, Như Phúc, Mã Yên (núi).

Sơn Nam thừa chánh: Khoái Châu, Sóc Hồng, Tân Hưng, Bình Xương, Thái Bình, Tây lan, Thụy Anh, Nam Xương, Ngự Thiên, Diên Hà, Thiên Trường, Thanh Lan, Thần Khê, Mĩ Lộc, Thuận Thủy, Thượng Nguyên, Thanh Liêm, Trực Định, Lị Nhân, Duy Tân, Bình Lục, Duy Yên, Kim Bảng, Vọng Doanh, Nghĩa Hưng, Chu Kiều, Phú Nguyên, Sơn Minh, Thanh Oai, Chương Đức, Ưng Thiên, Doanh Sơn, Trường An, Lạc Thổ, Gia Viễn, Ninh Hóa, Đình Giang, Mỹ Lộc, Thiên Quan, Phụng Hóa, Yên Mô, Thái Bình hải khẩu, Vọng Doanh hải khẩu, Bắc Bình hải khẩu.

Kinh Bắc thừa chánh: Bắc Hà, Phú Lương, Yên Lâm, Siêu Loại, từ Sơn, Đông Ngạn, Tân Phúc, Tiên Du, Gia Lâm, Xương Giang, Yên Việt, Vũ Ninh, Yên Dũng, Thế Yên, Lục Ngạn, Bảo Lộc, Phượng Nhãn.

Lạng Sơn thừa chánh: Lạng Sơn, Biện Cường ải, Lộc Châu, Tây Bình trại, Xung Minh xã, Ba Điệp, Văn Uyên, An Nhân, Thoát Lãng, Bình Nhi ải, Văn Lan, Bình Gia, Hữu Lũng, Ôn, Quỷ môn, Diễm Quân động, An Bác.

Thái Nguyên thừa chánh: Thái Nguyên, Phổ Yên, Hợp Lợi, Đồng Hi, Binh Tuyền, Đại Từ, Văn Lãng, Bình Sơn, Thông Hóa, Quảng Nguyên, Thạch Lâm, Thượng Lãng, Thượng Hạ Lan, Cao Bình, Vũ Nhai, Thất Nguyên, Tư Nông, Phú Nông, Phú Lương, Phú Nguyên.

Minh (Tuyên) Quang thừa chánh: Tuyên Quang, Tuyên Quang giang, An Tây, Đại An, Phú An, Phù Gia, Bạch An, Hoa Khê, Tĩnh Tây, Sơn Nguyên, Uyên Gia, Thu Vật, Đại Man, Bình Nguyên, Bắc Qua, Vũ Văn.

Hưng Hóa thừa chánh: Gia Hưng, Mộc, Mai, Văn Bản, Quy Hóa, Văn Chấn, An Lập, Trấn Quan, Hoa Quán.

Sơn Tây thừa chánh: Từ Liêm, Vu Phượng, Phúc Duyên, Sơn Tây, Bạch Hạc, Đoan Hùng, Đông Lan, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Đái, Tam Kỳ, Để Giang, Quảng Oai, Sơn Vi, Đà Giang, Lâm Thao, Hưng Hóa, Mĩ Lương, Ma Nghĩa.

Thanh Hoa thừa chánh: Tây Đô, Thiệu Thiên, Quảng Bình, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Lương Kì, Lam Sơn, Thụy Tông, An Châu, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Ngọc Sơn, Nga Sơn, Hà Trung, Phù Hựu, Thần Phù hải khẩu, Linh tràng hải khẩu, Lôi Dương.

Nghệ An thừa chánh: Nghệ An, Diễn Châu, Đức Quang, Triệu Bình, Kì Hoa.

Thuận Hóa thừa chánh: Thuận Hóa, Tư Nghĩa, Tiểu Trường sa hải khẩu.

Quảng Nam thừa chánh: Quảng Nam, Thăng Hoa, Loại Châu, Trà Lân, Trà châu, Ngũ Lĩnh, Đại Trường sa hải khẩu.

 

Viết bình luận