Chi họ Lê gốc Mạc ở Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Lê Văn Cung
Do mấy trăm năm, nhiều loạn lạc nên những gia bảo tổ tiên để lại mất gần hết. Nay chỉ còn một cuốn phả chữ nho được lập từ năm Thành Thái thứ hai ( ngày Canh Dần tháng 2 năm Canh Thìn (2/1890), cũng rách nát mất một phần…
Trong cuốn phả có ghi:
“ Nhà có phả nước có sử truyền, mãi cho con cháu đời sau tiên tổ ta cho họ Mạc quê Sơn Nam chấn Hải Dương tính, Ứng hòa phủ, An dân xã.
Vì cuộc nội chiến giữa hai dòng họ Lê do đó con cháu nhà Mạc li tán mỗi người một nơi phải thay tên đổi họ.
Cụ Mạc Công Sinh cùng con trưởng là Mạc Tiến Tú đến lánh nạn và ở thôn Đông Mẫu xã Yên Đông , Yên Lạc, Vĩnh Phúc.
Cụ Mạc Công Sinh sinh được 3 người con:
1.Mạc Tiến Tú đổi thành họ Lê ở thôn Đồng Mẫu xã Yên Đồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
2. Mạc Quang Vận là con thứ hai, đổi thành họ Nguyễn ở thôn Lâm Xuyên – xã Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
3. Mạc Đăng Phúc là con thứ ba, đến thôn Vũ Xuân – xã Vũ Di – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc”.
Hiện mộ cụ Mạc Công Sinh tại thôn Đông Mẫu xã Yên Đồng và được 3 chi họ Mạc 3 xã : Yên Đồng, Tam Hồng, Vũ Di chăm trông, hương khói. Trên đó còn đôi câu đối:
Mạc Tông tổ khảo húy Công Sinh vạn thế
Lê môn huynh đệ Tú, Vận, Phúc thiên niên.
“ Các cụ ở Vũ Di viết ra để nhắc nhở con cháu gốc Mạc thôn Vũ Di rằng cụ tổ mình tên Mạc Công Sinh đưa 3 người con về đất này ( Vĩnh Phúc ). Tổ tiên họ Mạc và mãi mãi (vạn thế); tên 3 người con của cụ Mạc Công Sinh là Tú, Vận, Phúc đổi sang họ Lê nhưng là anh em mãi mãi (thiên niên). Chi họ Lê (gốc Mạc) ở Vũ Di đến nay là đời thứ 12. Thượng tổ là cụ Mạc Đăng Phúc ( sau đổi tên là Lê Đăng Phúc vợ là Phạm Thị Lành). Cụ mất ngày 16/1 âm lịch ( nhưng không ghi năm)
Hiện nay chi họ Lê – Vũ Di có 30 hộ với số khẩu 188, trong đó số nam là 87,nữ là 101 người. Tính đến nay có 33 người tham gia lực lượng vũ trang, có 5 liệt sĩ; 3 thương binh; một cụ là lão thãnh cách mạng; một là nhà giáo ưu tú; một gia đình có công với cách mạng. Từ năm 2006 Chi họ đã thành lập quỹ khuyến học hàng năm vào chủ nhật tuần trước ngày khai giảng năm học mới tổ chức phát thưởng cho các cháu đỗ đại học; các cháu là học sinh tiên tiến xuất sắc; các cháu có hoàn cảnh khó khăn học tốt vì vậy trong chi họ đến nay đã có 41 người có trình độ đại học, trên đại học trong đó có 3 thạc sĩ; 3 tiến sĩ; 1 Phó giáo sư.
Nguyện vọng của chi họ chúng tôi là, sau hội thảo này, các chi họ ở Vĩnh Phúc được tổ chức lại để đoàn kết cùng gắn bó động viên nhau chăm lo việc nước, việc nhà và đặc biết cùng xây dựng nơi phụng thờ tổ tiên chung của Mạc tộc và tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng Mạc tộc cả nước.
( Mạc Văn Trang trích lược)
Viết bình luận