ĐÔI NÉT VỀ DANH NHÂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM QUA TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN

ĐÔI NÉT VỀ DANH NHÂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM QUA TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN

Nhắc tới Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhắc tới một “nhà tư tưởng toả bóng suốt thế kỷ XVI”. Đó là một bậc hiền triết, bậc chính khách, nhà tiên tri, nhà thơ, người thầy được vua chúa và nhân dân xem trọng coi là bậc Phu tử – Tuyết Giang Phu tử (cùng với Chu Văn An và Nguyễn Thiếp). Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm trải gần trọn cả thế kỷ XVI, ông là người đã chứng kiến bao đau thương, tang tóc từ cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt” của dân tộc. Với nhân cách của bậc cao sĩ cùng với “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi”, ông đã trở thành một bậc thánh nhân lập đức.

Với nhân sinh quan sáng suốt, Nguyễn Bỉnh Khiên còn là nhà lập ngôn được người đời ngưỡng mộ. Lập đức và lập ngôn là hai lĩnh vực đan xen, hoà quyện lẫn nhau tạo nên thành công của Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh nhân văn hoá lớn của dân tộc.

Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập ghi lại đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm

Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập ghi lại đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm

Theo ghi chép của Mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập: “Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên tự Bạch Vân Am, người làng Trung Am, xứ Vĩnh Lại. Khi ông mới được 1 tuổi đã biết nói, 4 tuổi đọc được chánh nghĩa kinh truyện, đến lúc trưởng thành ông học văn chương có danh tiếng lắm. Năm ông được 40 tuổi, vì cha mẹ già mà nhà nghèo khổ mới phải đi thi. Năm thứ 6 niên hiệu Đại Chính dưới triều Mạc Đăng Doanh, ông thi đậu đầu. Ông làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ. Làm quan được 8 năm, ông dâng sớ lên vua hạch tội 18 người lộng thần. Vua không nghe ông liền thác bệnh về nhà dựng lên am Bạch Vân, tự hiệu là Cư Sĩ, ông làm hai cái cầu Nghinh Xuân và Trường Tân, làm một cái quán ở bờ sông Tuyết Giang, ngao du và nghỉ ngơi ở đó. Các hòn núi có danh tiếng như: An Sơn, Ngoạ Vân, Kính Chủ… ông đều chống gậy lên chơi nhiều lần, an nhiên thích chí. Triều Mạc có việc gì quan trọng sai sứ đến vấn kế ông, hoặc mời ông đến, hỏi đại kế nơi ông, rồi ông cũng trở về am. Họ Mạc trao cho ông chức Lại bộ Thượng thư, Thái phó Trình Quốc Công. Ông mất năm 95 tuổi.

Nguyễn Bỉnh Khiêm rất thông số học, mọi việc ông đều suy đoán được trước. Chính vì vậy ông cũng được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ.

Sau khi thôi làm quan về với ruộng vườn, ông làm thầy dạy học trò, học trò của ông được thành tựu nhiều lắm. Những Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Trương Cử đều do trường ông dạy học mà ra cả. Các môn đồ cuả ông gọi ông là Tuyết Giang phu tử. Ông có làm ra tập thơ Bạch Vân Am, được đời sau hành dụng. Người đời truyền lại rằng: Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm thọ nghiệp với thầy là ông Lương Đắc Bằng. Ông này đi sứ nhà Minh được truyền quyển kinh Thái Ất, sau trao lại cho ông Nguyễn Bỉnh Khiêm nên ông Khiêm tinh dịch số lắm, trời mưa nắng, việc hoạ phúc không có việc gì ông không biết trước. Khi cuối đời vua Lê Quang Thiệu, bốn phương bị nhiễu loạn, ông không chịu đi thi. Sau khi Mạc Đăng Dung soán vị vua Lê được hơn 10 năm, ông Nguyễn Bỉnh Khiêm xem Thái Ất kinh, biết trước nhà Lê sẽ trung hưng lại, độ chừng 10 năm nữa mới dứt. Nguyễn Bỉnh Khiêm bèn ứng thí dưới triều họ Mạc. Sau khi về với điền viên, họ Mạc hỏi việc quốc gia hưng vong thế nào, ông đáp: “Một ngày kia có việc gì, núi Cao Bình tuy nhỏ, nhưng cũng có thể kéo dài được vài đời”. Sau quả nhiên như lời ông đã nói.

Vua Lê Trung Tông vô tư, Trịnh Kiểm sai người đến hỏi, ông không trả lời, ngó lại đứa gia đồng mà nói rằng: “Năm nay mất mùa, giống mạ nên dùng thóc cũ”. Kẻ sứ về thưa lại với Trịnh Kiểm, ông này hội ý, bèn rước con cháu dòng họ Lê mà lập làm vua, gọi là vua Anh Tông.

Đến triều Nguyễn, lúc muốn khai cơ nghiệp ở Thuận Hoá, cũng sai người đến vấn kế của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân lúc nìn núi non bộ mà nói câu chuyện “Hoành Sơn nhất đái”. Sách Đại Nam thực lục chép: “Chúa Nguyễn Hoàng nghe tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (người làng Trung Am, xứ Hải Dương, đỗ Trạng nguyên dưới triều Mạc, làm đến chức Thái bảo về trí sĩ) giỏi nghề thuật số, nên ngầm sai người tới hỏi. Bỉnh Khiêm nhìn núi non bộ trước sân ngâm lớn rằng: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân (nghĩa là: Một dải núi ngang có thể dung thân muôn đời được). Chúa hiểu ý”.

Mộc bản Đại Nam thực lục ghi lại câu nói nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoàng Sơn nhất đái…”

Mộc bản Đại Nam thực lục ghi lại câu nói nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoàng Sơn nhất đái…”

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hoá lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri… Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc ở thế kỷ XVI. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sau rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc. Đặc biệt là tập thơ Bạch Vân Am thi tập được viết bằng chữ Hán.

Tác phẩm Bạch Vân Am thi tập đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Tác phẩm Bạch Vân Am thi tập đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Khâm phục tài năng và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua Tự Đức đã làm bài thơ vịnh về ông như sau:

曾 聞 理 學 有 程 泉

世 運 隆 汙 默 會 先

胡 乃 巧 圖 臣 閏 莫

希 夷 康 節 詎 如 然

Phiêm âm:

Tằng văn lý học hữu Trình Tuyền

Thế vận long ô mặc hội tiên.

Hồ nãi xảo đồ thần Nhuận Mạc

Hy Di, Khang tiết cự như nhiên.

Tạm dịch:

Từng nghe lý học có Trình Tuyền

Vận nước long, ô nghiệm biết liền.

Gặp biến tùng quyền phò họ Mạc

Sánh cùng Khang tiết cũng như nhiên.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Nxb Giáo dục, năm 2004.
  2. Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, 1970.
  3. Hồ sơ H28/6, Mộc bản triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
  4. Hồ sơ H97/7, Mộc bản triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
  5. Hồ sơ H1, Mộc bản triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Bùi Thị Mai

Nguồn: homacvietnam.vn

Bình luận

pneusly

pneusly - 11/12/2022 04:33:53

5 or the ER, HER2 phenotype 4 buy cialis 5mg online J Cancer Prev Curr Res 6 2 00195

AtteteP

AtteteP - 04/09/2022 13:09:58

https://bestadalafil.com/ - cialis buy online Ohqpss HTN is a major risk factor for CAD with resultant angina and MI. stratied Arranged in layers. buying cialis online safe https://bestadalafil.com/ - Cialis Viagra Zihuatanejo Ymrfnq

Viết bình luận