CHƯƠNG 2. KHU TƯỞNG NIỆM VƯƠNG TRIỀU MẠC
VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.Các giá trị của Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc.
1.1 Giá trị lịch sử:
Khu tưởng niệm Vương triều Mạc được phục dựng đã góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu các triều đại nhà Mạc. Bên cạnh Dương Kinh, các di tích nhà Mạc còn lại cho ta thấy,suốt quá trình giao tranh giữa nhà Mạc và nhà Lê trên vùng đất Dương Kinh gần như không có chiến sự lan đến nên các di tích mới còn được nguyên vẹn như vậy.
Cũng qua đây ta thấy chứng tích của một nền kinh tế phát triển và cởi mở. Chỉ có kinh tế phát triển, cuộc sống bình yên, nhà nước và nhân dân mới có điều kiện xây dựng chùa chiền, tô tượng, đúc chuông. Sự phát triển của kiến trúc, tượng thờ, các di vật bằng đồng, gốm mem…Đã cho ta thấy sự phát triển của nghề thủ công lúc bấy giờ. Mặt khác, thông qua những bài văn bia, tượng quan âm Nam Hải, hay tiền tệ cho thấy việc buôn bán thời kỳ này khá phát triển.
Hệ thống tượng Phật trong các di tích hết sức độc đáo chứng minh sự phục hưng khá mạnh của Phật giáo. Các di tích này cũng góp phần đánh giá vị trí vai trò của Vương triều Mạc.Ngày nay từ những tư liệu khảo cổ học ở Kiến Thụy, người ta thấy sự tiến bộ đáng kể về văn hóa, kinh tế, xã hội của nhà Mạc, chứng tỏ nhà Mạc đã đạt những thành tựu mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
1.2 Giá trị nhân văn
Khu tưởng niện Vương triều Mạc mang trong mình những giá trị nhân văn sâu sắc khiến những thế hệ sau phải nhìn nhận và đánh giá với cái nhìn khác, với ý thức trân trọng và tôn vinh những giá trị lịch sử văn hóa, xác minh lại sự thật lịch sử ẩn trong lớp bụi thời gian mà bấy lâu bị gieo rắc nhiều oan khiên, uẩn khúc. Để từ đó chúng ta thấy được những gì mà nhà Mạc đã làmđược trong quãng thời gian trị vì của mình, tuy không dài nhưng nếu đem ra so sánh với một số triều đại khác thì thực sự nhà Mạc đáng để lịch sử ghi công và đời đời được nhắc đến…
Trong những năm qua, huyện đã tích cực tuyên truyền thực hiện xã hội hóa để phục hồi, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của di tích trên dịa bàn, nhằm huy động các nguồn lực từ các tổ chức, các cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp, ủng hộ. Đồng thời đẩy mạnh các giải pháp nhằm làm tốt công tác bảo tồn, giới thiệu, khai thác giá trị nhân văn trong các di tích, tạo điều kiện thuận lợi và giới thiệu cho du khách tiếp cận lịch sử, văn hóa của con người vùng đất Kiến Thụy.
Để tiếp tục duy trì, phát huy và khai thác tốt các giá trị của di tích, trong thời gian tới, huyện Kiến Thụy nên tiếp tục chú trọng công tác quy hoạch tổng thể giữu bảo tồn, tôn tạo di tích khu tưởng niệm và các di tích, trên địa bàn có liên quan, dặc biệt là đầu tư các di tích trọng điểm gắn với phát triển Du lịch; Phối hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận để xây dựng ý thức và hình thành những sản phẩm Du lịch đặc trưng của vùng. Phát huy sức mạnh của các cấp, ngành, toàn dân tham gia phát triển Du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các loại hình Du lịch văn hóa-sinh thái-sản phẩm văn hóa đặc trưng; Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về Du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa và phát triển Du lịch, thu hút mọi nguồn đầu tư cho phát triển Du lịch văn hóa của huyeenjm góp phần làm cho di tích trở thành cầu nối quan trọng của Du lịch văn hóa, Du lịch về nguồn. Nâng cao chất lượng công tác thiết kế, xây dựng, cải tiến chất liệu phục hồi di tích đảm bảo tính thẩm mỹ, kỹ thuật và tính bền vững cho công trình. Tăng sức sống cho mỗi di tích rất lớn, phong phú về loại hình, nằm rải rác ở nhiều địa bàn, số di tích được trùng tu, tôn tạo và bảo vệ chưa nhiều, vì vậy, nhiều di tích hiện đang bị xuống cấp nhưng chưa được được phục hồi, tôn tạo kịp thời nên có nguy cơ bị hủy hoại, mất dấu tích; Sự phát triển Du lịch chưa tương xứng với nhiều tiềm năng, thế mạnh của huyện; Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; Một số di tích trọng điểm mặc dù đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa khai thác hiệu quả tương xứng.
Để giải quyết vấn đề trên rất cần sự quan tâm điều kiện của các cấp, các ngành hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực Du lịch, mở các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý cho di tích.
Lễ rước bút xuân Đinh Dậu 2017
Hiện nay, khu di tích lịch sử văn hóa “Khu tưởng niệm Vương triều Mạc” vẫn đang trong tình trạng bước đầu đầu tư tôn tạo, chưa thực sự đồng bộ, vì vậy rất mong các cấp, các ngành sớm chỉ đạo xây dựng liên hoàn; Quan tâm phê duyệt các dự án đầu tư khác để huyện Kiến Thụy có thể xây dựng một hệ thống liên hoàn các di tích liên quan trên toàn thành phố.
Khu tưởng niệm Vương triều Mạc mang giá trị nhân văn to lớn nhằm giáo dục thế hệ trẻ lòng tự tôn dân tộc, có suy nghĩ đúng đắn hơn về một triều đại mà bấy lâu vẫn có nhiều tranh cãi. Qua đó bồi đắp kiến thức lịch sử cho học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân có ý thức giữ gìn và phát huy nét văn hóa lịch sử ngàn đời của dân tộc mình. Chống lại những cái nhìn chưa đúng, hành động sai trái với thuần phong mỹ tục cũng như bản sắc của địa phương.
Triều đại Mạc-triều đại duy nhất ở Việt Nam có tới hai kinh đô trong cùng một khoảng thời gian trị vì, đủ để thấy tính nhân văn chứa đựng trong nó. Chưa có một triều đại nào mà có các vị Vua lại choxaay dựng kinh đô thứ hai trên chính mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn của mình, không ở đâu lòng hiếu thảo lại được bộc lộ thành hành động như ở triều Mạc. Chúng ta thực sự ngưỡng vọng và cảm phục trước những suy tính mang chất riêng biệt của triều đại này. Các triều đại Việt Nam sau đó cũng không làm được như nhà Mạc và nếu có như có chăng nữa thì hẳn bây giờ chúng ta có biết bao nhân chứng lịch sử, bao cơ hội tìm hiểu lịch sử các triều đại về sau.
1.3 Giá trị điêu khắc, nghệ thuật
Khu tưởng niệm Vương triều Mạc tại Kiến Thụy, Hải Phòng mang phong cách nghệ thuật khá tiêu biểu và độc đáo cho một triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy không được như các triều đại phong kiến khác song cũng có những nét riêng biệt khiến người ta phải chú ý tới.
Điểm chung rễ nhận thấy trong kiến trúc khu di tích là kiens trúc gỗ, gồm nhà chính Điện, nhà tả Vu, Hữu Vu, cổng lớn…Nét độc đáo nằm ngay ở chính cái tên của nó “nghệ thuật thời Mac”. Khu vực Kiến Thụy có Dương Kinh là kinh đô thứ hai của nhà Mạc. Nhà Mạc đã xây dựng đền, chùa, cung điện, lăng mộ ở đây tạo cho Dương Kinh trở thành một trung tâm có diện mạo phồn thịnh.Đây là một nét độc đáo tạo nên sắc thái riêng cho nghệ thuật nhà Mạc. Ngay tại đây ta có thể thấy được dấu ấn độc đáo mà không đâu có được: hình tượng Nghê, Lân, Rồng được trang trí khá tinh xảo, sử dụng chất liệu đá nguyên khối. Mặc dù hầu hết các tượng không còn nhiều kiến trúc gỗ như xưa nhưng cái cốt lõi bên trong không hề thay đổi. Tượng thờ làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, đơn giản với những nét mềm mại nhưng rất khỏe khoắn tạo nên sự trang nghiêm. Nghệ thuật bia đá cũng vô cùng độc đáo như tấm bia ở chùa Trà Phương.
Tượng rồng lớn của tòa Chính Điện được làm bằng đá xanh nguyên khối, thân cong đều, đuôi rồng có 5 cung: sinh,lão,bệnh, tử. Tượng rồng mang dáng dấp mềm mại của rồng thời Lý.
Chính di tích này đã góp phần giúp ta tìm hiểu và đánh giá được vị trí nghệ thuật của nhà Mạc trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Đồng thời cũng cung cấp nhiều tư liệu về sự nối tiếp nghệ thuật của thời Mạc với thời Lê Sơ, Lý, Trần và sau này là Lê Trung Hưng. Như vậy trước và sau nhà Mạc là thời kỳ nghệ thuật lớn và có thời gian phát triển lâu dài. Đứng về mặt lịch sử, nghệ thuật thời Mạc đứng ở giữa hai thời kì nghệ thuật lớn tức là có sự tiếp nối truyền thống, đổi mới và tạo tiền đề cho nền nghệ thuật tiếp theo.
Các hạng mục công trình như: nghi môn ngoại, cầu đá, nghi môn nội, nhà bia, nhà giải vũ,nhà chính điện đều có những nét tương đồng với điêu khắc của những ngôi chùa dưới thời Mạc.
Trong khi đó kết cấu các công trình kiến trúc Phật giáo thời Mạc đều giống với kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các cột được liên kết với nhau bằng các vì kèo tạo thành bộ khung đỡ toàn bộ sức nặng của mái nhà. Trên cùng hai cột cái nối vowisi nhau bằng một câu đầu lớn úp chụp từ trên xuống. Cột cái nối sang hai cột quân bằng các xà nách nhỏ. Trên các câu đầu và xà nách là các bộ phận liên kết con rường và đấu vuông thót đáy đỡ hoành. Càng lên cao, con rường càng ngắn lại do mái nhà thu lại.Rường cánh trên cùng, chân mộng được tạo thành như một chốt khóa vững chắc ăn sang bên kia thân cột được tạo hình đầu như trang trí hình rồng.
Các bộ khung được nối bằng các xà dọc, ngạch, dầm tạo thành một thể thống nhất và ổn định. Vì kèo kiểu chồng rường phổ biến trong thời kì này có độ bền vững và ổn định hơn loại vì kẻ truyền thống của loại văn hóa bản địa. Tuy vậy trong quá trình tiếp thu của từng thời kì, vì kèo chồng rường cũng có những biến đổi cho phù hợp với văn hóa bản địa mang những đặc trưng riêng của từng thời kì.
Các vì chồng rường cuối trần hai trụ đấu giữa của vì nóc được nâng cao tạo thành một khoảng trống cho các trang trí lá đề. Thì sang thời Mạc, các trụ trên vì nóc ngắn, phía trong khoảng trống được bịt kín bằng “ván rốn nhện”. Các quầng sáng nhọn đầu chỉ còn là một đường khắc chìm chạy viền quanh tấm ván đó. Phía trong các đường viền không trang trí những hình rồng trang nghiêm nữa, mà có bố cục sinh động hơn với những hình hổ hình thú.
Vì kèo nhà Chính điện nói chung đơn giản mặc dù quy mô tương đối lớn. Kết cấu kiến trúc dựa trên 4 cột cái ở giữa , tạo thành 2 bộ vì giá chiêng đỡ mái. Bốn cột cái nối ra các cột quân và cột hiên bằng những cốn và xà nách tạo thành dạng kiến trúc một gian hai chái bốn mái hình vuông. Bộ vì theo kiểu chồng rường, bẩy hiên nhưng tạo cho tòa Chính điện có vẻ thoáng đãng hơn và nhẹ nhàng hơn so với thiết kế dưới thời Trần.
Mái nhà của các tòa thường là 4 mái, hai mái chính chạy dọc và hai mái phụ hai bên. Người ta đắp gờ diềm nổi cao giữa các mặt mái. Trang trí hai đầu bờ nóc là những con kìm được đắp cao dưới dạng đầu rồng. Góc đao được uốn cong bởi nhiều phiến đá lớn được kê chốt chặt chẽ nên bộ mái không có tính bay bổng nhiều. Đây có thể là sự bảo lưu lối cấu trúc cũ từ nguồn gốc phương Bắc.
Về cơ bản di vật điêu khắc nhà Mạc thể hiện nhiều trên chất liệu đá. Điều đó chứng tỏ loại chất liệu này ở đây phổ biến hơn các nơi khác. Điêu khắc ở đây cũng có nhiều đề tài chưa tìm thấy ở những nơi khác như tượng Nghê đồng, thành chạm rồng mây hoa lá. Nổi bật nhất là tượng vua, tượng quan âm. Trang trí trên các áo tượng, trên các bệ tượng vô số các biến thể Rồng, Nghê, Sấu, Rùa vầ các đề tài khác như hình mặt trời, bầu rượu, mặt nguyệt… Các hình tượng đó được trang trí trên gạch đá, thành bậc nhưng nhiều nhất là trên bia và tượng thờ.
Nguồn: Ban quản lý Di tích
Viết bình luận