NƠI THỜ CÚNG VÀ TAM GIÁO ( tiếp)

2- Kiến trúc chùa Phật

Hiện nay còn lại không nhiều kiến trúc chùa Phật thời Mạc, ngoài một số Phật điện, tượng thờ và những mảnh chạm khắc không đầy đủ. Việc xây dựng tu bổ và kiến trúc của các ngôi chùa thời Mạc như thế nào vẫn chưa có lời giải đáp đầy đủ. Nhờ vào tư liệu văn bia, chúng tôi cố gắng khôi phục ở đây những nét chủ yếu về việc xây dựng, tu bổ chùa cũng như quy mô kiến trúc của chùa Phật thời kì này.

Trong vùng nàh Mạc kiểm soát, tư liệu văn bia và điền dã cho biết, 168 ngôi chùa được xây dựng, tu bổ như vừa nêu trên. Ngoài ra còn có mộ số ngôi chùa khác cũng được xây dựng và tu bổ ở vùng đất nhà Lê cai quản như ở Thanh Hóa và Nghệ An, thậm chí ở vùng đất xa xôi phía Nam như ở đất Thuận Hóa lúc bấy giờ (Ô châu lục, tr.78-79). Tương tự như việc dựng bia, công việc xây dựng, tu bổ chùa tập trung trước hết ở khu vực Dượng Kinh và vùng phụ cận, những nơi và những lúc cuộc sống ổn định kinh tế phát đạt. Vùng miền núi và biên giới phía Bắc cũng có một số ngôi chùa được dựng nhờ vào quan lại, binh lính và gia đình của họ đã mang tập tục và tín ngưỡng từ miền xuôi lên khi định cư hoặc thực thi công vụ tại đây, như trường hợp chùa Hương Nham (Tuyên Quang) và một số ngôi chùa ở Cao Bằng sau khi nhà Mạc lên đây lánh nạn.

Chùa Phật thực tế đã được xây dựng khá nhiều dưới thời Lí- Trần, nhưng phần lớn bị phá hủy hoặc hư hỏng bởi chiến tranh trong thời kì đô hộ của nhà Minh (1407-1426), cùng với chính sách hạn chế Phật giáo và đề cao Nho giáo của nhà nước Lê Sơ. Khi sang thời kì nhà Mạc thì hầu hết những ngôi chùa bị hư hỏng đều được tu bổ và làm mới thêm. Tuy nhiên, kiến trúc chùa Phật thời kì này cũng bị hư hại và bị sửa đổi bởi những lần tu sửa sau đó. Vì vậy ở đây chúng tôi cố gắng khôi phục lại những cụm kiến trúc chính của chùa thời Mạc được xây dựng, tu bổ mà tư liệu văn bia được phản ánh qua bảng kê sau.

Bảng 15: Kiến trúc chùa Mạc qua xây dựng, tu bổ

Hạng mục xây dựng

Tu sửa

Làm lại

Làm mới

Cộng

Phật điện

15

11

6

32

Tiền đường

8

5

11

24

Thiêu hương

4

1

9

14

Bái đường

 

 

2

2

Hậu đường

6

3

7

16

Tam quan

2

 

6

8

Hành lang, giải vũ

3

2

12

17

Tăng phòng

 

 

4

4

Nhà oản

 

 

2

2

Gác chuông

1

 

7

8

Gác trống

 

 

2

2

Tổng cộng

39

22

68

129

         

Số liệu này cho thấy, việc sửa chữa và xây dựng lại tòa phật điện hay Thượng điện đã hư hỏng hoặc bị phá hủy là phổ biến. Đó là trường hợp một số ngôi chùa ở Hải Dương như chùa Dương Nham năm 1532, Cự Linh năm 1534, Động Ngọ năm 1536, Huệ Vân năm 1542 và Cổ Linh năm 1545, cùng một số chùa khác ở Bắc Ninh như Linh Cảm năm 1557, Khánh Ninh năm 1576, ở Ninh Bình như Phúc Lâu năm 1559, Kì lân năm 1562, hoặc chùa Hiển Linh (Hưng Yên) năm 1544. Số Phật điện được sửa chữa và làm lại chiếm đại đa số so với số Phật điện được làm mới. Điều đó chứng tỏ những ngôi chùa từ thời Trần còn lại chủ yếu là Phật điện, nơi vừa đặt tượng thờ vừa để cúng lễ. Tòa Thượng điện này thường là nhỏ bé, đôi khi chỉ bao gồm 1 gian 2 dĩ như nhiều văn bia đã mô tả, và như chùa Bà Tấm hiện nay (Gia Lâm, Hà Nội) có tòa Thượng điện 1 gian 2 chái với kích thước rất nhỏ là 8,50 × 11,50cm (Mĩ thuật thời Mạc, tr. 107); đôi khi tường xây mái ngói, nhưng cũng có khi là nhà tranh mái lá như văn bia chàu Cổ Linh (Hải Dương) đã ghi lại việc thay mái lá bằng mái ngói năm 1545 (Văn bia thời Mạc, tr.74).

Mỗi ngôi chùa có kiến trúc to nhỏ khác nhau, nhưng cụm kiến trúc trung tâm là Phật điện. Quy mô chùa loại này vẫn thấy phổ biến ở thời kỳ đầu nhà Mạc. Đặc biệt là một số ngôi chùa thời kỳ này chỉ có duy nhất tòa Phật điện như chùa An Ninh (Ninh Bình), Đức Thắng (Phú Thọ) và Tây Lang (Thái Bình) (Văn bia thời Mạc, tr. 281, 294, 338).Có lẽ thế mà nhiều nhà sử học Việt Nam có chung một nhận xét về kiến trúc chùa Mạc là: “Kiến trúc chùa Mạc được tu sửa theo quy cách thời Trần với bộ phận chính là Phật điện…” hoặc “Phật điện có kết cấu bốn mái là kiến rtucs chùa Trần…” . văn bia chùa Lạng (Hưng Yên) khắc năm 1582 cho biết, chùa này khi đó chỉ có một tòa thượng điện được xây dựng lại trên nền chùa thời Trần. Điều đó hoàn toàn phù hợp với dấu vết kiến trúc của phế tích chùa này được các nhà khảo cổ học khai quật năm 1973.

Ngôi chùa từ chỗ chỉ có một nhà Phật điện, sau đó được bổ sung một số cụm kiến trúc khác xung quanh tạo thành các nhà tiền đường, thiên hương, hoặc hậu đường, giải vũ…Văn bia chùa Chúc thánh (Thanh Oai, Hà Nội) khắc năm 1528, ghi rằng: “Quan viên hương lão sửa nhà Thượng điện, làm mới tòa tiền đường và thiên hương này tạo ra loại chùa có mô hình dạng chữ công (I) đối với một số chùa lớn đã từng xuất hiện từ thời Trần và khá phổ biến ở thời Mạc. Qua văn bia Mạc, chúng ta thấy nhiều chùa thời kỳ này nhất là ở vào nửa sau thế kỷ XVI, có quy mô lớn với kết cấu hình chữ công như vậy. Chùa Thiên hựu (Nam Sách, Hải Dương) vốn dĩ có một tòa Phật điện, sau xây thêm tòa thiêu hương vào năm 1571, chùa Đại Từ (Thanh Miện, Hải Dương ) được sửa tòa thiêu hương và thượng điện năm 1580, chùa Đông Phao (Bắc Ninh), chùa Phượng Tường (Vĩnh Phúc), chùa Diên Phúc (Hải Dương)…cũng đều được sửa chữa hoặc dựng thêm tiền đường, thiêu hương cùng tòa thượng điện. Sự mở rộng quy mô chùa nhằm đáp ứng ngày càng lớn các hoạt động tín ngưỡng nơi chùa Phật như nhận xét của văn bia chùa Bảo Lâm ( Hải Dương) năm 1559, là: “Thế là thờ Phật có điện, thắp nhang có nhà, lại có tiền đường ở trước” ( Văn bia thời Mạc, tr.89).

Những ngôi chùa có kết cấu chữ công này được bổ sung một số cụm kiến trúc khác nhau như hậu đường, giải vũ, hành lang, tam quan, gác chuông, gác trống làm thành kết cấu khép kín “nội công ngoại quốc”. Đây là mô hình những ngôi chùa lớn thường gặp ở thế kỉ XVI, XVIII trên thực tế đã xuất hiện ở thời Mạc thế kỉ XVI. Văn bia chùa Hưng Phúc (Mĩ Văn, tỉnh Hưng Yên) cho biết, chùa này năm 1566 được tu tạo lại “phật tượng, thiêu hương, tiền đường, hành lang, hậu đường, tam quan và tường vây”. Còn chùa Phúc Lâm (Ba Vì, Hà Nội) năm 1589, có thượng điện, bốn gian thiêu hương, tiền đường, giải vũ, hậu đường, gác chuông. Chùa Bảo Lâm (Hải Dương) thậm chí còn có cả gác chuông, gác trống, tăng viện, trai phòng (Văn bia thời Mạc, tr.307). Quy mô kiến trúc các loại chùa thời Mạc có thể mô hình hóa qua các dạng sau.

Mô hình 1: Mô hình kiến trúc chùa Mạc

Phật điện

Mô hình 1a:

Bái đường

 

Phật điện

           Mô hình 1b

 

 

Thiêu hương

 

Tiền đường

                                                                   

 

Hậu đường

 

 

Giải vũ

Gác chuông

Thiêu hương

Tăng phòng

Tam quan

Gác trống

 

 

                           Sân

Tiên đường

Hành lang

Hành cung

 

Giải vũ

Phật điện

Trai

Oản

             Mô hình 1c:

Như vậy kiến trúc thời Mạc có ba loại hình với quy mô khác nhau. Một là chủ yếu gồm tòa thượng điện với một tòa nhà nhỏ phía trước gọi là bái đường, hai là có Phật điện, thiêu hương và tiền đường làm thành kết cấu có dạng chữ “công” và ba là có cả hậu đường, giải vũ, hành lang, tiền đường, tam quan, gác chuông, gác trống tạo thành cụm kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Những ngôi chùa loại thứ nhất và thứ hai phổ biến hơn cả ở thời Mạc. Chùa loại thứ ba cũng đã xuất hiện ở thời kì này và thường gặp ở một số ngôi chùa lớn vào thế kỉ XVII, XVIII, như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Những ngôi chùa ở thời kì đầu thời Mạc có kiến truc chủ yếu là tòa thượng điện, rồi dần dần mở rộng thêm các bộ phận kiến trúc khác như thiêu hương, tiền đường, tạo thành mô hình kiến trúc khép kín.

Viết bình luận