NƠI THỜ CÚNG VÀ TAM GIÁO ( tiếp)

3. Phật điện và tượng thờ

Cùng với quy mô kiến trúc chùa là Phật điện và hệ thống tượng thờ, Phật điện trong ngôi chùa Mạc ngày càng đồ sộ với hệ thống tượng thờ ngày một đông đúc.

Số tượng Phật hiện còn từ thế kỷ XVII về trước, ở Việt Nam không nhiều, nhất là trước thế kỷ XVI. Hiện còn được bốn pho tượng Adi đà thời Lý, còn tượng Phật thời Trần thì dường như đến nay mới chỉ mới gặp trên một số mô hình tháp, tiếp đó là thời Lê Sơ, hiện mới thấy một pho tượng quan âm tọa sơn tạc năm 1449, ở chùa Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Sang thời kỳ nhà Mạc, số tượng Phật được tạo tác ngày một nhiều, cùng với việc tu bổ, xây dựng hàng loạt ngôi chùa mới.

Ngoài một số pho tượng Mạc hiện còn được lưu giữ ở một số chùa làng, chúng ta còn biết được khá nhiều Phật điện Mạc từng có tượng và số lượng, cũng như tên gọi của tượng thờ ở thời kỳ này qua ghi chép trong văn bia. Số chùa có tượng và số lượng tượng thờ dày đặc nhất vẫn là vùng Kiến Thụy, Hải Phòng ngày nay mà trước đây gọi là trung tâm Dương Kinh, kinh đô thứ hai của nhà Mạc. Rất nhiều di tích nhà Mạc, nhất là quần thể kiến trúc lăng tẩm, lâu đài ở Dương Kinh đã bị quân Lê Trịnh phá hủy ngay sau thắng lợi của họ năm 1592. Nhờ vào tư liệu  điền dã và tư liệu văn bia, tên gọi và số tượng thờ thời Mạc được khôi phục qua bảng kê sau:

Bảng 16: Tượng thờ thời Mạc

Tên gọi tượng thờ

Tư liệu văn bia

Điền dã

Cộng

Tam thế, Sanshi

Quan âm, Avolokitesvara, Kuanyin

A Di Đà, Amitabha, Ayida

Thích ca, Sakyamuni, Shige

Cửu phẩm, Jiupin

Cửu long, Maitreya, Jiupin

Hộ Pháp, Dvajrapani, Hufa

Bồ tát, Bodhisattva, Bozuo

La hán, Arhat, Luohan

Kim cương, Vajrapani, Jingang

Chưởng giả, Zhangzhe

Ngọc hoàng, Yuhuang

Kim đồng, Enfantd Or, Jintong

Ngọc nữ, Fille de Jade, Yunu

Nam tào, Nanzo

Bắc đẩu, Beidou

Sư tướng, Shijiang

Tam giáo, Sanjiao

Diệu thiện, Yaoshan

Ngọc thanh, Yuqing

Pháp lôi, Falei

Long thần, Longshen

Cô hồn, Guhun

Thổ địa, Tudi

Sư, Shi

Vương,Wang

Bà Hoàng, Huangnu

Hậu, Hou

 

3

4

2

3

1

0

14

5

26

8

1

4

4

4

5

5

2

2

1

1

0

2

2

1

1

0

0

1

23

13

2

2

0

2

0

2

0

0

0

5

2

2

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

4

12

3

2

26

17

4

5

1

2

14

7

26

8

1

9

6

6

5

5

2

2

1

1

1

2

2

1

5

12

3

3

Tổng cộng

102

75

177

 

Số tượng thờ kê trong bảng trên nằm rải rác ở nhiều chùa thuộc các địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay. Có chùa chỉ có một pho, hoặc vài ba pho, nhưng cũng có chùa có hơn chục pho, thậm chí tới 49 pho như ở chùa Đại Bi ( Hải Dương) năm 1592. Trong số tượng thờ này, ngoài hệ thống tượng Phật ra, còn có tượng Ngọc Hoàng cùng thị giả là Nam tào, Bắc đẩu, tượng có nguồn gốc của Đạo nho, cùng một số tượng chân dung, tượng Hậu.

Trong hệ thống tượng thời Mạc, nổi bật hơn cả là tượng Tam thế. Tuy chỉ có một văn bia nhắc đến tượng Tam thế, song số tượng này hiện còn khá nhiều. cả thảy có 23 pho ở 8 Phật điện thuộc chùa Hòa Niểu, Trúc Am, Chiêu Tường ( Hải Phòng), Nành, Võng Thị, Lệ Mật ( Gia Lâm, Hà Nội), Thiên Phúc ( Quốc Oai, Hà Nội), và chùa Dâu ( Thuận Thành, Bắc Ninh). Ngoài ra, còn có một số bệ tượng Tam thế nhưng đã không còn tượng. Tượng Tam thế có thể đã xuất hiện khá sớm trong Phật điện Phật giáo Đại thừa, nhưng tư liệu sớm nhất về tượng này mới từ thời Lí thế kỷ XII.

Nhìn chung, ba pho tượng Tam thế đều có chung một phong cách và có kích cỡ vừa phải. Chẳng hạn ba pho tượng Tam thế ở chùa Chiều Tường ( Hải Phòng) đều ở trong tư thế ngồi, bắt chéo hai chân, với kích thước là cao 105 cm, rộng 56cm phần dưới và 35 cm phần trên. Tượng có thân hình mập mạp, khôn mặt bầu bĩnh, mắt nhỏ, tóc xoăn, tai chảy, và bên ngoài được khoác lên một áo dài có nhiều nếp gấp mềm mại. Tuy vậy giữa ba tượng này cũng có vài chi tiết khác biệt, như khuôn mặt của pho giữa tròn trịa nhất, còn khuôn mặt của hai pho bên cạnh có hình trái xoan. Thêm nữa, tư thế kết ấn của mỗi tượng cũng khác nhau, tay phải của tượng ở giữa cao hơn cả. Chúng ta thường bắt gặp đặc điểm này trên một số bộ tượng Tam thế khác như ở chùa Hòa Niểu ( Hải Phòng), chùa Thầy ( Hà Nội), đặc biệt là tượng Tam thế bằng đá chùa xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Adi đà à tên chữ Phạn là Amitabha có nghĩa tượng trưng cho “ ánh sáng vô tận”, có thể soi thấu đến mọi nơi, mọi chốn. Do vậy mà Phật rất gần gũi với dân gian, được chúng sinh nhắc đến như câu cửa miệng “ Nam mô A di đà Phật”. Tượng Adi đà thường xuất hiện với tư thế ngồi, tay trái hạ thấp, còn tay phải dơ lên như để nêu cao luật lệ. Tượng này thường xuất hiện khá phổ biến từ thời Lý mà hiện nay còn một số pho khá điển hình. Nhưng trong giai đoạn nhà Mạc thì lại ít gặp. Tư liệu văn bia cho biết ở thời kỳ này chỉ có một pho tượng Adi đà ở chùa Tư Phúc ( Thái Bình), và hiện còn biết một pho tượng nữa đang được thờ ở chùa Chúc Thánh ( Hà Nội). Trong khi phần lớn tượng Adi đà được tạc với tư thế ngồi xếp bằng, thì tượng ở chùa Chúc Thánh lại được tạc với tư thế đứng thẳng. Hơn nữa, đây là tượng Adi đà độc tôn, trong khi ở các thời kì khác ở Việt Nam là tượng Di đà tam tôn và ở Trung Quốc là Tam thánh ( bao gồm Adi đà ở giữa, hai bên là Đại thế chí và Quan âm).

Quan âm vốn là một vị bồ tát nam giới rồi thành nữ giới ở các nước Á Đông, đầy lòng yêu thương và khoan dung, cứu vớt chúng sinh khỏi cơ hàn, tội lỗi. Tượng quan âm đã xuất hiện phổ biến vào thời Đường ở Trung Quốc ( thế kỉ VI, VII). Ở Việt Nam, tên gọi Phật Quan âm cũng đã xuất hiện khá sớm cùng việc du nhập các bản dịch kinh Thiên thủ thiên nhãn Quan thế âm  vào thời Bắc thuộc ( VII – VIII). Hiện tại, được biết vào thời Lý đã thấy hình vẽ vị Phật này và đến thời Trần thì đã có tượng mà một số chùa còn giữ lại được. Ngoài ra, tư liệu bia kí cho biết một số chùa thời Trần có tượng thờ Quan âm như chùa Đại Bi Diên Ninh (Mĩ Hào, Hưng Yên), chùa Che ( Phú Yên, Hà Tây cũ), chùa Thanh Mai ( Hải Dương), thời Lê Sơ hienj biết một số pho tượng Quan âm ở chùa làng Cung Kiệm (Quế Võ – Bắc Ninh). Trong thời kì nhà Mạc, chúng tôi thống kê sơ bộ được 15 pho, được thể hiện dạng nhiều tay, nhiều mắt. Sự thể hiện nhiều tay nhiều mắt là biểu trưng cho khả năng vô tận thấu đáo, cứu vớt chúng sinh. Tượng loại này được gọi là “ Quan âm Thiên Thủ Thiên Nhãn”. Đôi khi tượng quan âm được đặt trên một bệ là hình quỷ sứ hoặc hình rồng nổi trên mặt nước đỡ lấy bệ sen. Tượng này được gọi là “ Quan âm Nam Hải” luôn gắn với những hoạt động tôn giáo của cư dân ở ven sông nước, đặc biệt là với việc đi lại buôn bán ( Xem Phụ lục ảnh 9a-b).

Quan âm được thờ khá phổ biến ở Việt Nam thời kì này, đặc biệt là ở một số danh thắng như chùa Hương ( Hà Nội) được trùm lên Phật thoại về sự hóa thân của công chúa Diệu Thiện thành Phật bà quan âm. Truyền thuyết rằng “ là con gái thứ ba của Trang vương, nước Hùng Lâm ( Ấn Độ), được xuất gia tu hành, và cũng là để tránh phải lấy chồng theo ép gả của cha mẹ cốt có một chàng rể để kế ngôi. Cuối cùng, công chúa đã bị nhốt ở khu vườn sau. Nhưng ở đây, công chúa lại biến vườn sau thành nơi gió mát trăng thanh tu hành. Nhà vua nghe thị nữ bày kế đưa nàng ra chùa Bạch Tước, các sư bắt nàng làm nhiều việc nặng nhọc, vất vả để nàng nao lòng nản chí, quay về nhà. Thế nhưng, nàng lại mừng rằng đó là quy luật “ hữu thân hữu khổ”, không tiếc thân mình, hằng mong đắc đạo. Nhà vua tực giận sai đốt chùa, giết sư, nàng liền cắt tay chảy máu vẩy lên không trung, lòng thành cảm động tới trời, máu biến thành mưa rơi xuống dập tắt lửa. Nhà vua càng tức giận, sai bắt đưa nàng ra pháp trường xử chém. Ngọc Hoàng sai thần linh hóa thành mãnh hổ tha vào rừng hoang cứu thoát. Sau đó Đức phật Thích ca thử thách, cho ăn đào tiên, rồi sai Thái Bạch Kim Tinh đưa đến tu hành ở chùa Hương.

Kể từ đấy, công chúa được thỏa ước nguyện tu hành, mới tu được chín năm mà đã có phép thần thông, được Pháp luật và Chư phật kính trọng, tôn làm Bồ tát, ngồi vào tòa sen. Khi vua cha hiếu sát bị mắc bệnh trọng, công chúa hi sinh cánh tay, mắt mình làm thuốc chữa lành cho cha. Sau đó còn cứu cha thoát chết khỏi chén thuốc độc của hai phò mã, cứu thoát vua cha và Hoàng hậu khỏi nạn yêu tinh và giặc Hà tiếm ngôi. Từ đó Trang vương tỉnh ngộ, cùng Hoàng hậu, hai công chúa nhất và hai quy y Phật Pháp, trụ trì am tăng. Thượng đế thấy cả nhà quy y, bèn phong sắc cho công chúa ba là “ Quan Thế âm bồ tát”, phong cho Thiện tài, Long nữ làm Kim Đồng, Ngọc nữ”.

Cốt truyện trên ca ngợi Công chúa Ba đã vượt qua tất cả mọi trở ngại, mọi thử thách, thậm chí chịu hi sinh cả tính mạng mình, quyết một lòng nguyện ước tu hành. Song, cũng vẫn làm trọn đạo hiếu, đạo nhân, giải thoát bố mẹ, cùng mọi người thoát khỏi vòng khổ ải, trở thành Phật, được hưởng hạnh phúc an lạc mãi mãi.

Ngoài cốt truyện này ra, còn có nhiều truyền thuyết tương tự liên quan đến Phật bà quan âm. Đó là nàng Thị Kính cũng gọi là Quan âm Thị Kính, một phụ nữ có lòng khoan dung và từ bi vô tận đối với con người, nhất là đối với trẻ thơ. Trong trường hợp này, tượng Quan âm thường được thể hiện là một phụ nữ ẵm con, mà dân gian thường gọi là Quan âm tống tử, được xem là hình ảnh của Quan âm Thị Kính. Đây cũng chẳng qua là một truyền bản của truyền thuyết Quan âm. Thực tế những truyền thuyết này lưu truyền phổ biến ở Việt Nam thế kỉ XVI. Không lấy gì lạ khi ngày càng xuất hiện nhiều tượng Quan âm từ thời Mạc và tượng của vị bồ tát này lại luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong Phật điện, đôi khi tượng Quan âm là tượng thờ duy nhất trong các ngôi chùa ở thời kì này. Bên cạnh đó là những tác phẩm văn học đặc biệt là những sáng tác bằng chữ Nôm về truyền thuyết Quan âm, về Đức hạnh của vị phật bà này. Quan âm thực sự trở thành hình tượng quan trọng mà gần gũi đối với cuộc sống dân gian và trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

Trong Phật điện chùa thời Mạc còn có một số tượng Phật khác như tượng Phật Thích ca Mậu ni, cùng các Thị tòng, Kim cương, Hộ pháp, những vị thần bảo vệ luật lệ nhà Phật. Những tượng này đã xuất hiện từ cuối thời Trần, trở thành phổ biến ở thời Mạc và các giai đoạn sau. Đặc biệt tượng Thích ca Mậu ni được thể hiện dưới dạng một giáo chủ, nên gọi là Thích ca giáo chủ, người sáng lập ra Đạo Phật, đồng thời cũng là một nhà truyền giáo. Phật thích ca đặc biệt còn được thể hiện lúc Phật sơ sinh, nên gọi là Thích ca Sơ sinh.

Cũng trong Phật điện thời kì này còn có tượng Ngọc hoàng và hai thị hầu là Nam tào và Bắc đẩu, những vị thần có nguồn gốc từ Đạo giáo. Thực tế tượng Ngọc Hoàng đã xuất hiện từ thời Đinh thế kỉ X, rồi thời Lý, thời Trần, nhưng tượng này được đặt chung trong Phật điện thì lại mới xuất hiện phổ biến từ thời Mạc như số liệu ở bảng trên đã cho biết như vậy. Điều quan trọng nữa là tượng Ngọc hoàng và tượng Quan âm dường như trở thành phổ biến không chỉ trong Phật điện mà trong cả điện quán của Đạo giáo. Điều đó chứng tỏ sự hòa nhập, đan xen các yếu tố Phật, Đạo trong hoạt động tôn giáo của xã hội đương thời, tạo thành tín ngưỡng dân gian (Xem phụ lục ảnh 11).

Trong các ngôi chùa thời Mạc có một loạt tượng Hậu, người có nhiều công đức với chùa làng và được dân làng cúng lễ mãi mãi. Phần lớn các tượng này thuộc về vua, quan và người hoàng tộc nhà Mạc nên thường gọi là tượng vương hay “ ông Hoàng”. Đó là các tượng vương ở các chùa Trung Hành, Nhân Trai, Phúc Linh, Hòa Niểu ( Hải Phòng). Tượng vương ở chùa Nhân Trai được truyền ngôn là tượng cụ Mạc Đôn Nhượng ( Xem phụ lục ảnh 7a), còn tượng vương ở chùa Trà Phương thì truyền ngôn là tượng của cụ Mạc Đăng Dung mà trên mũ có hình con chim đang bay xuống và trước ngực có hình rồng uốn lượn trên áo bào. Tượng này tương đối lớn, cao 82 cm, rộng 35 cm phía chân và 27 cm phía trên. Mặt tượng to, rắn chắc, phù hợp với vóc dáng của một lực sĩ xuất thân mà cụ Mạc Đăng Dung  từng được ban tặng. Gần đây, phát hiện thêm hệ thống tượng đá thời Mạc ở chùa xã An Đồng huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, trong đó có một pho tượng cũng được cho là tượng của cụ Mạc Đăng Dung, có hình chim trên trán. Đây là hai trong những pho tượng chân dung bằng đá có niên đại khá sớm hiện còn ở Việt Nam ( Xem Phụ lục ảnh 1,2).

Hình tượng chim gắn trên đầu tượng, ngoài trên tượng Mạc Đăng Dung này ra, có thể là sớm nhất hiện biết, còn gặp trên một số pho tượng khác thuộc thế kỉ XVII, XVIII, trong đó tiêu biểu là chim hai đầu trên tượng gỗ Tam thế chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Thực ra, đây là hình tượng Thần điểu – chim Thần, có tiếng hót trong trẻo giảng về Pháp vi diệu, ai nghe thấy đều có thể tức thời mà lính hội Phật pháp. Tương truyền rằng, loài chim này là linh vật của ngài Bắc Phương Bất không thành tựu Phật. Đương thời, Phật Thích ca Mâu ni giảng kinh Diệu pháp liên hoa cho hàng Bồ tá, từng đàn chim này tới đậu trên cây báu Chiên đàn để nghe và lĩnh hội được ý thâm mật của phật. Sau đó đàn chim bay đến các tầng trời để chuyển kinh bằng tiếng hót thuyết pháp của mình. Chúng tượng trưng cho sự lĩnh hội Phật pháp cuả loài hữu tình và là phương tiện chuyển Pháp đến với chúng sinh. Chim Thần cũng có thể hiểu là hình ảnh thuyết pháp của chư phật, được người Việt sử dụng trong trang trí điêu khắc nhằm tạo cho tác phẩm có yếu tố siêu thực, khiến mọi người liên tưởng tới tiếng hót vi diệu của loài chim thuyết pháp. Về mặt tạo hình, chim đều nằm ở đỉnh cao nhất của tượng trong tư thế bay hướng đầu xuống dưới, tạo thành hai chiều chuyển động: Phật là chúng sinh vươn lên chân lý, còn chim đại diện cho chân lý của Phật pháp sẵn sàng hòa xuống cùng chúng sinh. Cách tạo hình này biểu trưng cho quan niệm của Phật giáo: Phật pháp bất ly thế gian pháp. Hình chim tạc trên tượng vương thời Mạc để ở chùa Trà Phương cũng không ngoài ý tưởng sử dụng điển Thần điểu trong Phật pháp trên.

Trang trí hình chim trên mũ tượng Mạc Đăng Dung  và trên tượng vương thời Mạc chùa xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có thể cho biết Mạc Đăng Dung và các Vương vị Hoàng tộc nhà Mạc sau khi mất đều muốn quy phật; và cũng có thể là cái cớ che mắt thế lực thù địch để tránh bị hủy hoại.

Cùng trong nhóm tượng chân dung, còn có tượng bà hoàng, như tượng Thái hoàng Thái hậu họ Vũ (Xem Phụ lục ảnh 4) và công chúa Mạc Ngọc Lâm. Tượng phù điêu cũng là đặc trưng thời Mạc, như tượng hậu chùa làng Đào Xá, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, khắc năm Đoan Thái thứ 2 (1586). Tượng được chạm nổi toàn thân tư thế ngồi Thiền ở giữa mặt bia, xung quanh bia khắc văn bản chữ Hán, cho biết bà Chánh phu nhân vị Lâm Xuyên hầu cúng cho làng 108 quan tiền và 4 cây gỗ để làm đình, dân làng tạc tượng lưu truyền mãi mãi (Ảnh tượng Hậu ở phía dưới). Quán Linh Tiên (Đan Phượng, Hà Nội), có tượng hậu vợ chồng Mạc Ngọc Liễn và Thái trưởng công chúa, chùa Phổ Minh (Nam Định) có tượng Hậu thời Mạc. Tương tự tư thế tượng Phật, pho tượng này ở tư thế ngồi, hai chân bắt chéo trên hoa sen, với vẻ mặt của người có tuổi, đượm nét suy tư. Các pho tượng trên đều được làm bằng đá mà sau lưng tượng được khắc văn bản như một văn bia cho biết niên đại, xuất xứ của từng pho tượng. Trong nhóm tượng này còn có một pho tượng của một vị sư tổ đặt tại am thờ chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ.

Tóm lại tượng thờ thời Mạc có khá nhiều, song hệ thống tượng Phật chính thường gặp trên Phật điện thời kì này qua sơ đồ sau:

Từ thời kỳ nhà Mạc, tượng thờ ở Phật điện ngày càng nhiều, phù hợp với quy mô kiến trúc của chùa ngày càng mở rộng. Đặc biệt, vào giai đoạn cuối thế kỷ XVI, một số chùa có số tượng khá nhiều, như chùa Đại Đồng (Vĩnh Phúc) năm 1590 có 20 pho, chùa Đại Bi (Hải Dương) năm 1592 có tới 49 pho. Điều này hoàn toàn mới mẻ so với Phật điện ở các thời kỳ trước. Trong số tượng thờ ở Phật điện chùa Mạc, phổ biến hơn cả là tượng Tam thế, tượng Quan âm và Ngọc hoàng. Việc xuất hiện tượng Quan âm nam hải luôn gắn với hoạt động tín ngưỡng của người đi biển và buôn bán. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế xã hội đương thời là sự mở rộng các hoạt động buôn bán, phát triển kinh tế tư nhân như phần trên đã trình bày. Ngoài ra, còn có tượng Thích ca sơ sinh, mà thường được thể hiện là một đứa tre đứng trên tòa sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, trong khi ở các thời kỳ sau, tượng này thường được thể hiện là chín rồng phun nước (cửu long). Phật giáo ở thế kỷ XVI là Phật giáo dân gian với sự pha trộn các yếu tố “ Thiền tông” và “ Mật độ tông” như từng gặp ở thời kỳ Lý Trần.

Còn tiếp....

Viết bình luận