Quan hệ của nhà Mạc với nhà Minh thế kỷ XVI

Quan hệ của nhà Mạc với nhà Minh thế kỷ XVI được giảng dạy ở các trường đại học như thế nào?

Phan Đăng Thuận

Trong gần hai mươi năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Cũng trong thời gian này chúng ta đang tiến hành cải cách giáo dục để theo kịp với thời đại, đưa vào sách giáo khoa những thông tin, kiến thức mới nhất. Tuy nhiên một số giáo trình lịch sử dùng cho sinh viên chuyên ngành lịch sử ở các trường đại học khi viết về mối quan hệ bang giao giữa nhà Mạc và nhà Minh trong thế kỷ XVI vẫn viết theo quan điểm tư duy cũ.

Trước hết chúng ta hãy điểm qua một số giáo trình khi viết về mối quan hệ bang giao giữa nhà Minh và nhà Mạc theo quan điểm tư duy cũ.

Một là Đại cương lịch sử Việt Nam tập1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, do GS Trương Hữu Quýnh chủ biên ở trang 342 viết: " Về đối ngoại nhà Mạc tỏ ra lúng túng… trước tình hình đó Mạc Đăng Dung đã run sợ, cùng 40 viên quan năm 1540 lên tận cửa Nam Quan nộp sổ sách và cắt đất 5 động ở Tây Bắc vốn được sáp nhập vào Đại Việt từ đầu thời Lê sơ để trả lại cho nhà Minh. Nhân việc này nhà Minh phong cho Mạc Đăng Dung làm An Nam đô thống sứ. Mong muốn yên mặt bắc để tập trung lực lượng đối phó với các lực lượng cựu thần thần nhà Lê ở mạn nam Mạc Đăng Dung đã làm cho nhân dân và nhiều quan lại chán nản phẫn nộ. Nhà Mạc dần dần rơi vào thế cô lập".

Hai là Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003, cũng viết: " Nếu như chính sách đối nội có một số mặt tích cực cởi mở tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước về mặt kinh tế và văn hoá thì chính sách đối ngoại nhất là trong quan hệ với nhà Minh, nhà Mạc lại tỏ ra hết sức lúng túng… Lo sợ lực lượng cựu thần nhà Lê và muốn tranh thủ sự ủng hộ của nhà Minh, trước hành động như thế nhà Mạc chọn giải pháp thoả hiệp, đem vàng bạc châu báu đút lót để được yên ổn… Năm 1540 Mạc Đăng Dung cùng với 40 viên quan đem sổ  sách lên tận cửa Nam Quan để nộp và trả lại nhà Minh 5 động vùng Đông Bắc vốn được sáp nhập vào Đại Việt từ thế kỷ XV. Việc làm này của Mạc Đăng Dung đã gây nên sự bất bình trong nhiều quan lại và dân chúng khiến nhà Mạc dần dần lâm vào thế cô lập" (trang 135)

Ba là Đại cương lịch cổ trung Việt Nam của Nguyễn Khắc Thuần, Nxb VHTT, Hà Nội, 2002, trang 287, có viết:" Tuy nhiên vì mong mỏi được yên ổn mặt Bắc để tập trung lực lượng đối phó ở mặt Nam, họ Mạc đã tỏ ra bạc nhược trong bang giao với nhà Minh, xúc phạm đến tình cảm và ý chí độc lập của nhân dân ta khiến cho họ Mạc mất dần sự ủng hộ. Đây  chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của nhà Mạc trong cục diện Nam- Bắc triều"

Bốn là cuốn giáo trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884 của GS Nguyễn Phan Quang và TS Võ Xuân Đàn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, cũng lên án đường lối đối ngoại của nhà Mạc dù trong lời giới thiệu cuốn sách chủ nhiệm Khoa lịch sử Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh có viết: "Được biên soạn công phu dựa trên nguồn tư liệu phong phú có chọn lọc, cuốn sách này còn được cập nhật hoá bằng những quan điểm và thông tin khoa học mới nhất" (trang 5). " Với những ưu điểm trên của cuốn sách, khoa lịch sử Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh coi công trình này là một giáo trình chính thức phục vụ bộ môn lịch sử Việt Nam"(trang 6). Vậy các tác giả cũng đưa ra lời bình: "Nhưng thực tế cho thấy chính sách đối ngoại bạc nhược của nhà Mạc cũng khơi sâu sự bất bình phẫn nộ trong các tầng lớp xã hội, kể cả quan lại sĩ phu của triều Mạc. Dù cách giải thích bằng cách nào thì cái gọi là "khổ nhục kế" của Mạc Đăng Dung đã xúc phạm đến điều thiêng liêng nhất của người dân Việt Nam được vun đắp trải qua bao thế hệ, đó là độc lập dân tộc, là thanh danh Tổ quốc"( trang 212)

Như vậy, các cuốn giáo trình đều lên án chíng sách đối ngoại của nhà Mạc với nhà Minh. Họ đã cho rằng họ Mạc đã đầu hàng phản bội lại quyền lợi cuả dân tộc. Vậy trong thực tế họ Mạc có đầu hàng, có cắt đất không?

Trái với những ý kiến trên, nhà nghiên cứu Huệ Thiên ở bài: " Mạc Đăng Dung có "dâng đất" cho nhà Minh hay không?" in trong Báo nguyệt san Kiến thức ngày nay, phụ san của tạp chí Văn, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, số 70, ra ngày 15/10/1991 đã khẳng định: "Mạc Đăng Dung trả đất chứ không hề có việc Mạc Đăng Dung dâng đất của Đại Việt cho nhà Minh". Nhà nghiên cứu Huệ Thiên đã chứng minh 4 động Tư Lẫm, Cổ Sâm, Liêu Cát và La Phù là vùng đất hiểm trở nhà Tống đã đặt các chức động trưởng để trông coi và sang đời Minh, niên hiệu Hồng Vũ năm đầu (1368) vua Minh lại đặt chức tuần ti ở Như Tích đẻ thống lĩnh các động này một cách chặt chẽ hơn.

Các động trưởng dọc biên giới Việt Trung thường tuỳ theo tình hình thưc tế mà thay đổi thái độ thuần phục đối với Trung Hoa hoặc Đại Việt bởi vậy đến năm 1540 nhân có nhà Mạc muốn được công nhận về mặt ngoại giao nên "thiên triều" yêu cầu nhà Mạc phải cam kết thống nhất thừa nhận sự thống trị của nhà Minh đối với 4 động trên " bằng dẫn giải này một lần nữa chứng minh rằng Mạc Đăng Dung chưa bao giờ cắt đất đai Tổ quốc cho ngoại bang"… Ông cũng mong muốn " các vị sử gia và các nhà nghiên cứu hãy vì chữ trung trong chữ sử mà định lại công hoặc tội của nhân vật lịch sử này để cho những trang sử về nhà Mạc được chính thức là những trang sử khách quan"

Tạp chí Lịch sử số 06 năm 1991 cho ra một chuyên đề về nhà Mạc. ở tạp chí này, bài "Quan hệ giữa nhà Mạc và nhà Minh thế kỷ XVI" nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Tường đã khằng định với hành động chịu nhẫn nhục của mình Mạc Đăng Dung không chỉ tạo cho các tướng Cừu Loan, Mao Bá Ôn có cớ để rút quân mà còn làm nguội đi cái đầu bốc lửa của vị Hoàng đế Trung Hoa là lúc nào cũng sẵn sàng cử binh sát phạt các nước chư hầu.

Năm 1994 Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Sử học, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức hội thảo khoa học về vương triều Mạc. Trong bài tổng kết hội thảo giáo sư Phan Huy Lê khẳng định: "Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách đánh giá các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Mạc".

 Đinh Khắc Thuân có một luận án Tiến Sĩ sử học có tên là “Contribution à l’histoire de la dynastie des Mạc (1527 - 1592) du Việt Nam” (Góp phần nghiên cứu triều Mạc 1527-1592 ở Việt Nam) do bà Claudine Salmon, giám đốc nghiên cứu hướng dẫn đã bảo vệ thành công với kết quả tối ưu (très  honarable), tại trường Cao học khoa học xã hội Pháp vào tháng 3 – 2000.

Đinh Khắc Thuân đã khảo cứu công phu, sử dụng nhiều tư liệu có giá trị và đi đến kết luận với nhà Mạc như sau: "Tóm lại có ba sự kiện nổi bật liên quan đến việc đánh giá nhà Mạc. Một là lên ngôi của Mạc Đăng Dung thường được coi là thoán đoạt, nhưng sự "thoán đoạt" trong lúc triều đình nhà Lê suy sụp; vì vậy cũng không coi hành động của Mạc Đăng Dung là cướp ngôi. Hai là để tránh thảm hoạ chiến tranh xâm lược nhà Mạc đã chấp nhận giải pháp đầu hàng có tính nghi thức theo yêu sách của nhà Minh. Ba là bốn động biên giới nước ta đã bị nhà Minh lấy lại thành chuyện đã rồi đối với  nhà Mạc. Mạc Đăng Dung thực sự không hề mắc tội phản quốc, trái lại đã góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị – xã hội trong nước cũng như tái lập quan hệ bang giao với nhà Minh" (Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc trong thư tịch và văn bia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, trang 87-88)

Về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu như: Ngô Đăng Lợi, TS Hoàng Lê, GS.TSKH Phan Đăng Nhật… đã hơn một lần khẳng định: nhà Mạc thực sự không đầu hàng, Mạc Đăng Dung không hề mang tội phản quốc. Họ Mạc thực sự không dâng đất cho nhà Minh. Đặc biệt cố giáo sư Trần Quốc Vượng cũng khẳng định rằng họ Mạc thi hành chiến lược "thần phục giả vờ độc lập thực sự". Ông dẫn Minh sử rằng: " Họ Mạc nộp toàn đất khống (có địa danh mà không có thực) hoặclà đất của nhà Minh từ trước rồi mà tương kế tựu kế đem nộp. Các quan nhà Minh không hay cứ yên trí đem dâng đất về kinh sư. Khi đi kiểm tra lại để "thu hồi" mới hay họ Mạc "nộp vờ". Điều này trùng hợp với Nguyễn Văn Siêu trong Phương đình dư địa chí: " Thế thì 6 động họ Mạc đem nộp vờ như đất Như Tích, Phật Đà ở Khâm Châu, chỉ vì tên gọi khác mà thôi".Nói họ Mạc đầu hàng ư? Hãy đọc lại cuộc "chiến văn chương" giữa Mao Bá Ôn và trạng nguyên Giáp Hải sẽ thấy rõ nhà Mạc có bạc nhược lúng túng hay không?

Chúng ta cũng không quên lời của Mạc Ngọc Liễn trước khi chết khuyên Mạc Kính Cung: " Nay nhà Mạc vận khí đã hết, họ Lê phục hưng đó là số trời vậy. Dân ta vô tội mà khiến phải nạn binh đao, ai nỡ lòng nào. Chúng ta nên lánh ra nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không hề lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ cùng tranh nhau, tất nhiên có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân của đối phương tới đây chúng ta nên tránh đi cẩn thận chớ có đánh nhau với họ, cốt phải phòng thủ cẩn thậnlàm chính, lại chớ nên mời người Minh vào nước ta để cho dân phải chịu lầm than, đó là cái tội không gì lớn hơn"

Giá như bọn Mạt Trần, Mạt Lê, Mạt Nguyễn…đều biết nghĩ như vậy thì may mắn cho muôn dân biết bao! Tại sao những lời tốt đẹp ấy không được đưa vào giáo trình để dạy cho sinh viên?

Một vài ý kiến đề xuất:

- Hiện nay chúng ta đang thực hiện cải cách giáo dục thay đổi lại sách giáo khoa… thiết nghĩ chúng ta nên bắt đầu từ các giáo trình giảng dạy ở các trường đại học đặc biệt là các trường đại học sư phạm. Sinh viên được học giáo trình cũ, tư duy quan điểm cũ khi ra trường thì kiến thức được đào tạo trở nên lạc hậu, chúng ta lại phải bồi dưỡng vừa tốn kém về thời gian, công sức tiền bac.

- Các tác giả khi biên soạn sách giáo khoa nói chung cũng như các giáo trình đại học, cao đẳng nói riêng nên tham khảo cập nhật các thông tin nghiên cứu mới nhất không nên "đóng cửa" rồi lại viết theo những kiến thức đã lỗi thời.

Tạp chí Xưa-Nay số 4 năm 2006

 

 

Bình luận

Quiepok

Quiepok - 12/09/2022 17:33:02

cialis generic The purpose of this review is to decipher the complex mechanisms underlying the abberant expression of ERО± and ERОІ in human cancer

Adelype

Adelype - 11/26/2022 08:50:52

1 In addition, in contrast to its bone mineral density preserving effects seen in the postmenopausal setting, tamoxifen is associated with decreases in bone mineral density in premenopausal women online generic cialis Generar a la farmacia un producto de informaciГіn con acceso directo online al momento de la liquidaciГіn de sus honorarios, clarificando la composiciГіn de su cobro

Paveard

Paveard - 10/19/2022 18:57:26

2011 Jan; 8 1 57 77 buy cialis viagra valacyclovir cipla finpecia results Nonetheless, I remain confident that of all peoples America can Гў

Spoguecog

Spoguecog - 08/18/2022 16:47:52

Buy Wellbutrin Xl Online Uk stromectol ivermectin Buy Presidone From Canada

Gypegency

Gypegency - 03/28/2022 16:35:54

https://oscialipop.com - buy cialis 5mg online The use of corticosteroids to decrease the incidence of postherpetic neuralgia remains controversial. Cialis Kqqlya Ocklzq https://oscialipop.com - Cialis buy levitra generic online Lmrerm

Viết bình luận