Tạm kết về pho tượng đá có hình chim trên mũ

Tạm kết về pho tượng đá có hình chim trên mũ

PGS.TS Đinh Khắc Thuân đã thay chúng ta viết lới tổng kết rắn chắc: 'Không phải cứ tượng nào có hình chim trên đầu cũng là tượng vua Mạc, hoặc tượng của vua; và không phải tượng nào có hình chữ Vương cũng là tượng của thân vương nhà Mạc hay của Hoàng tộc. Nhưng hai tượng đá thời Mạc ở chùa Trà Phương và chùa An Đồng có hình chim trên mũ bình thiên thì không thể là ai khác, ngoài Thái tổ Mạc Đăng Dung' [1] Trần Lâm: Tượng tròn thời Mạc trong 'Mỹ thuật thời Mạc'. Viện Mỹ thuật xuất bản, 1993, tr. 71.[2] Trang Thanh Hiền: 'Phát hiện pho tượng Mạc ở Thái Bình',Tạp chí văn hóa Nghệ thuật, số 355, tháng 1-2014[3] Đinh Khắc Thuân: Trở lại pho tượng đá có hình chim trên mũ, mactoc.com ; mactrieu.vn[4] Đinh Khắc Thuân: Trở lại pho tượng đá có hình chim trên mũ, mactoc.com ; mactrieu.vn[6] Chu Xuân Giao: email ngày 29-12-2017, gửi Phan Đăng Nhật, Mạc Văn Trang, Hoàng Trần Hòa, Phan sỹ An, Thái Khắc Việt, Trang Thanh Hiền.[7] Trang Thanh Hiền: email ngày 29-12-2017, gửi Phan Đăng Nhật, Chu Xuân Giao, Mạc Văn Trang, Hoàng Trần Hòa, Phan sỹ An, Thái Khắc Việt.

MỞ ĐẦU

-Tượng đá có hình chim trên mũ không ít, trong bài này chúng tôi chứng minh: pho ở chùa Hội Linh, An Đồng, Quỳnh Phụ, Thái Bình và pho ở chùa Trà Phương, Kiến Thụy, Hải Phòng là tượng của Mạc Thái tổ.

-Chúng tôi khảo sát song song hai tượng, nặng hơn về pho An Đồng vì quan niệm là: tượng An Đồng như là một “nguyên bản” thuộc thời kỳ Thăng Long –Dương Kinh (trước 1592), tượng kia là một phiên bản (sau 1592). (Chu Xuân Giao).

Triển khai

1. Người mở đầu xu hướng xác định pho ở Trà Phương là tượng Mạc Thái tổ là Trần Lâm/ Trần Lâm Biền. Ông nhấn mạnh tượng vua Mạc Đăng Dung là một Phật tử : (ngồi kiết già và kết ấn Tam Muội), nhưng là một Phật tử nhà vua : (đeo đai ngọc và giữa ngực áo có bố tử chạm rồng. Về mặt nghệ thuật, tác giả nhấn mạnh tính thô thiển, mộc mạc, tùy tiện: “Cùng một dạng với tượng Ngọc Hoàng, ở Trà Phương (Hải Phòng) còn có tượng Mạc Đăng Dung . Đây là một pho tượng bằng đá vôi, cao tất cả 74 cm, mặt cao cả mũ 28 cm, ngồi trong thế kiết già, lòng đùi mở rộng 57 cm, trong khi đó vai rộng xấp xỉ 35 cm.Đầu tượng cũng đội mũ bình thiên, có thành mũ hình trụ đứng, một con chim nhỏ chạm nổi ở phía trước, không khác với tượng Ngọc Hoàng. Viền vai áo là hoa văn xoắn dấu hỏi, cổ áo có văn lá sòi , bao lấy nửa bông cúc mãn khai……

Bằng hình thức ngối kiết già và kết ấn, Mạc Đăng Dung đã là một Phật tử. Tuy nhiên là Phật tử nhà vua nên tượng vẫn đeo đai ngọc và giữa ngực áo vẫn có bố tử chạm rồng. Con rồng này khá thống nhất về một ý thức tạo hình so với tượng, nghĩa là nó tùy tiện, mộc mạc, nhiều nét đột ngột.”[1]

2. Tiếp theo, nhiều nhà khoa học khẳng định tượng Trà Phương và/hoặc An Đồng là của Mạc Thái tổ. Sau đây là những căn cứ:

2.1.Tượng thuộc không gian nghệ thuật điêu khắc nhà Mạc, thế kỷ XVI.

“Tượng không có văn tự nên không rõ được chạm vào thời nào. Tuy nhiên qua một số hoa văn trang trí tiêu biểu, nhất là hình rồng trong hình bổ tử được chạm nổi, thân dài uốn lượn, được gọi là rồng yên ngựa, tương tự nhiều hình rồng trang trí khác, thường gặp trên bia thời Mạc. Các tượng đá Tam thế cùng phong cách tượng Tam thế đá quý hiếm khác là kiệt tác ở thời Mạc. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật và khảo cổ học đều xác nhận niên đại của 10 pho tượng người bằng đá ở chùa An Đồng, Quỳnh Phụ là tượng thời Mạc, thế kỷ XVI”[2]

2.2.Xét trong bối cảnh bài trí phụng thờ thì tượng có vị thế cao nhất, 6 tượng khác đều ở tư thế chầu và hầu.

“Tượng chùa An Đồng, Quỳnh Phụ được bài trí chung trên điện thờ gồm cả thảy 10 pho tượng đá. Trong đó có 3 tượng Phật Tam thế và 7 tượng người. Trong số 7 pho tượng người , thì một pho ở tư thế ngồi, hai pho đứng hai bên, tiếp đến là bốn pho tượng khác ở tư thế đứng bài trí đối xứng hai bên.

Rõ ràng là, trong số 7 pho tượng người đó, duy có một pho ngồi, lại có tượng đứng hầu hai bên, chứng tỏ tượng đó của một vị có vị trí tối cao. Xem xét kỹ pho tượng này, thấy đây cũng là pho tượng đá duy nhất trên trán có hình chim bay chúc đầu xuống, tượng tự như tượng có hình chim ở chùa Trà Phương, Kiến Thụy, Hải Phòng.”[3] Các tượng khác, không phải tượng ngồi , cầm hốt để chầu.

2.3. Tượng được thờ ngang hàng với Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản.

“Cùng thờ với tượng đá có hình chim trên trán ở chùa Trà Phương (Hải Phòng), còn có một tượng phụ nữ khác. Đó là tượng bà Thái hoàng Thái hậu họ Vũ, mà tượng Thái hoàng Thái hậu họ Vũ thì khá phổ biến, được thờ ở nhiều nơi, có văn bia ghi lại. Bà được xác định là Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, là chính phi của Mạc Thái tổ , mà dân gian cũng truyền ngôn rằng: “Cổ Trai đế vương, Trà Phương công chúa”. Tượng đá có hình chim khắc trên trán, được bài trí ngang hàng với tượng bà Thái hoàng Thái hậu. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền ngôn của địa phương rằng :”Đây là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và Thái hoàng Thái hậu họ Vũ”[4]

Tóm lại

Xếp các cứ liệu theo trật tự phạm vi không gian từ rộng đến hẹp và trong mối quan hệ gắn bó với nhau, chúng ta thấy pho tượng đá có hình chim có những đặc điểm như sau:

-thuộc phạm vi nghệ thuật điêu khắc của thời Mạc, thế kỷ XVI;

-chủ nhân có vị thế cao nhất trong số các vương thân, triều thần được thờ;

-là tượng Phật tử nhà vua;

-cùng thờ ngang hàng với Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn/Toản.

Các đặc điểm trên giúp ta khẳng định chắc chắn đây là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung.

PGS.TS Đinh Khắc Thuân đã thay chúng ta viết lới tổng kết rắn chắc: “Không phải cứ tượng nào có hình chim trên đầu cũng là tượng vua Mạc, hoặc tượng của vua; và không phải tượng nào có hình chữ Vương cũng là tượng của thân vương nhà Mạc hay của Hoàng tộc. Nhưng hai tượng đá thời Mạc ở chùa Trà Phương và chùa An Đồng có hình chim trên mũ bình thiên thì không thể là ai khác, ngoài Thái tổ Mạc Đăng Dung”[5] (in đậm trong nguyên văn)

Hai tượng đá ấy có quan hệ chặt chẽ với nhau, tượng An Đồng như là một “nguyên bản” thuộc thời kỳ Thăng Long –Dương Kinh (trước 1592), tượng kia là một phiên bản thô sơ (sau 1592): “Về mặt mỹ thuật và lịch sử, có thể pho ở An Đồng là một “nguyên bản” thuộc thời kỳ Thăng Long-Dương Kinh (được tạo tác trước năm 1592), còn pho tượng ở Hải Phòng là bản phục chế, ( được tạo tác sau năm 1592)” [6]

Trang Thanh Hiền không những khẳng định hai pho tượng Trà Phương và An Đồng là của Thái tổ Mạc Đăng Dung, mà còn cho là hình thức điển hình của các pho tượng Mạc Thái tổ :“Tôi có đưa ra một hình thức điển hình cho các pho tượng Mạc Thái tổ, được tạc trong dạng ngồi thiền, đội mũ trụ có hình chim chúc đầu. Không phải chỉ pho tượng ở An Đồng và Trà Phương mà còn có các pho tượng khác có hình thức tương tự, như pho ở chùa Hòa Liễu, chùa Ngo,…” [7]

KẾT LUẬN

1.Theo những tài liệu hiện có thì việc xác định hai pho tượng đá có hình chim trên mũ là của Thái tổ Mạc Dăng Dung, là đáng tin cậy. Tiếc rằng, chưa tìm được tài liệu văn tự, việc này chờ ở người sau.

2.Để đi đến kết luận trên, chúng tôi đã dựa vào những người đi trước và dùng phương pháp tổng hợp liên ngành : sử học, mỹ thuật học, văn tự, truyền ngôn,….

3.Căn cử vào kết luận khoa học trên đây, Hội Đồng Mạc tộc Việt Nam chủ trương tổ chức phục chế tượng Hội Linh, An Đồng để lưu lại cho đời sau một di sản lịch sử -nghệ thuật quý hiếm./.

14-4-2019

[5] Đinh Khắc Thuân: Trở lại pho tượng đá có hình chim trên mũ,mactoc.com ; mactrieu.vn

GS.TSKH Phan Đăng Nhật 

Nguồn: baomoi.com

Viết bình luận