Thái tổ Mạc Đăng Dung đã cứu đất nước khỏi thảm họa chiến tranh của nhà Minh, năm 1540

Thái tổ Mạc Đăng Dung đã cứu đất nước khỏi thảm họa chiến tranh của nhà Minh, năm 1540

I - ĐẶT VẤN ĐỀ

Xung quanh sự kiện vua Mạc Đăng Dung thần phục nhà Minh năm 1540, một số nhà nghiên cứu đã phê phán, nhận xét, theo nếp cũ, để kết tội nặng hoặc giảm tội cho Mạc Đăng Dung. Chúng tôi chứng minh rằng, Mạc Đăng Dung không những không có tội mà còn có công lớn đối với đất nước; với các ý kiến gồm những phần sau đây:

- Phong kiến nhà Lê đã ra sức cầu viện nhà Minh.

- Sau nhiều đợt thảo luận kéo dài, vua Minh quyết đánh nước ta, mọi việc đã sẵn sàng.

- Trong tình thế đó Mạc Đăng Dung đã vận dụng một chiến lược tổng hợp thông minh, khéo léo, vừa thần phục vừa chuẩn bị chiến đấu, “thần phục giả vờ, độc lập thật sự” (Trần Quốc Vượng), dâng đất khống. Kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc xâm lược của 22 vạn quân Minh.

II.TRIỂN KHAI

1. Một cuộc xâm lược khủng khiếp đang kề cổ

Phong kiến nhà Lê đã nhiều lần liên tục cho người đi cầu cứu nhà Minh đem quân sang đánh ta. Với danh nghĩa là đánh Mạc, nhà Minh sẽ thừa cơ tàn sát tiêu diệt luôn cả nước Việt. Đây là một mục đích truyền đời của phong kiến phương Bắc. Nhà Lê thừa biết điều này, nhưng vì quyền lợi ích kỷ của vương quyền, vẫn cứ ra sức van nài nhà Minh. “Nhà Mạc muốn tránh nguy hiểm trong cuộc đụng độ với nhà Minh. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh ngày càng thúc bách, một phần bởi những mưu đồ thù địch của một số bề tôi trung thành với nhà Lê” .

Rất nhiều lần phái đoàn vua Lê hoặc bề tôi cũ của nhà Lê đi sang Trung Quốc để tố cáo nhà Mạc, kích động chiến tranh của nhà Minh. Riêng năm 1537 liên tiếp có 3 lần (kể cả trường hợp Vũ Văn Uyên):

- “Năm 1529, Trịnh Ngung, bề tôi cũ của nhà Lê đã sang Trung Quốc để tố cáo việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung” .

- “Ngay sau khi trung hưng triều Lê, năm 1533, Trịnh Duy Liêu liền được cử đi Trung Quốc để tiếp tục tố cáo việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung”

- “Ngày 3 tháng 2 năm Gia Tĩnh thứ 16 (13 - 3 - 1537), cháu dòng đích của vua An Nam tên là Lê Ninh (Trang Tông) sai người trong nước là bọn Trịnh Duy Liêu gồm 10 người đến kinh đô xin hưng binh hỏi tội để cứu nguy nạn nước” .

- “Tháng 6 năm 1537, phái bộ của Trịnh Duy Liêu do triều đình Lê phái sang Yên Kinh” .

- “Ngày 6 tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 16 (9 - 10 - 1537). Trước đó người Giao chỉ Vũ Văn Uyên mang đồng đảng đến hàng... Văn Uyên có 10.000 quân, đợi thiên binh xuống phía Nam, sai cháu là Vũ Tử Lăng đóng tại cửa ải Thạch Lang để nhập theo” .

Tóm lại, âm mưu của phong kiến nhà Lê “cõng rắn”, “rước voi” rất dai dẳng, quyết liệt. Hơn nữa, không những chỉ van xin, mà còn ra sức tạo điều kiện vật chất, cụ thể để quân Minh nhanh chóng và thuận lợi kéo sang đánh ta.

2.Vận mệnh của đất nước nghìn cân treo sợi tóc

2.1. Ý chí quyết xâm lược của nhà Minh

Vua Minh Thế Tông cử Thượng thư Mao Bá Ôn đi chinh thảo. Trước khi Mao Bá Ôn đi đánh cướp nước ta, vua Minh tặng một bài thơ, đầy khí chất hách dịch. Ông coi Mao Bá Ôn là kỳ lân, dân ta là kiến cỏ, đồng thời khẳng định nhất định thắng, hẹn trở về vua đích thân cởi áo bào cho Mao.

Gió lay trống trận, sơn hà chuyển

Chớp nhoáng cờ đồn, nhật nguyệt cao

Trời thẳm kỳ lân sinh giống sẵn

Hang sâu kiến cỏ trốn đàng nào?

Phụ họa cho khẩu khí đó, Mao Bá Ôn làm bài thơ vịnh bèo, coi khinh lực lượng của nước ta như cánh bèo:

... Bèo đã không gốc rễ, không có lá, không có cả cành

Tuy rằng họp lại đấy nhưng tan rã cũng rất nhanh”.

Trạng nguyên Giáp Hải, hoạ lại thơ của Mao Bá Ôn, nêu cao sức mạnh và khí phách của người Việt, trong đó có câu:

Ngọn sóng dù lớn đến đâu cũng không phá nổi

Gió bão dù lớn tới đâu cũng không làm chìm được.

2.2. Huy động quân đội và dân binh

“Tháng 7 năm Gia Tĩnh 19, Hàm ninh hầu Cừu Loan và thượng thư bộ binh Mao Bá Ôn đến Lưỡng Quảng và Vân Nam để kiểm tra việc chuẩn bị hậu cần, củng cố đội ngũ quân lính dự định cho cuộc chinh phạt phương Nam. Cừu Loan đã chuẩn bị kế hoạch tác chiến như sau: “Chia chính binh ra làm ba đội tiễu binh, từ Quảng Tây đi các xứ Bằng Tường, Long Châu và Tư Minh... Kể cả chính binh và kỳ binh là 22 vạn người” (Cương mục, tập 2, tr.114).

3. Các ý kiến khác nhau phía nhà Minh về việc đánh “An Nam”

Quyết tâm của vua Minh (tóm tắt) Ý kiến của quần thần (tóm tắt)

- 16 - 11 - 1536. “Thiên tử phán: An N phản nghịch đã rõ ràng, hãy sai sứ đến ngay hỏi tội. Việc chinh phạt sai bộ binh bàn định gấp rồi tâu lên” (Minh Thực Lục, Thế Tông q.193). - 7 - 12 - 1536. Bộ binh tâu: Cử một quan võ đại thần sung chức tổng binh. Cử một quan văn đại thần cùng bàn bạc với tổng binh. (Minh thực Lục, Thế Tông, q. 193).

- 12 - 1 - 1537. Tả thị lang bộ hộ, Đường Trụ nêu 7 điều can gián. Trong đó, nhấn mạnh đánh không được gì (Minh Thực Lục, Thế Tông, q.195).

- 13 - 3 - 1537. Trịnh Duy Liêu đến kinh đô tâu, xin “hưng binh hỏi tội” (Minh Thực Lục, Thế Tông. q. 197). - 20 - 5 - 1537. Theo lời tâu của Trịnh Duy Liêu, hai bộ Lễ và bộ Binh tuyên bố, Mạc Đăng Dung có 10 tội. (Minh thực Lục, Thế Tông, q. 199).

- 20 - 5 - 1537. Thiên tử phán: nước này tâu rằng, nghịch thần Mạc Đăng Dung soán đoạt... tiếm xưng danh hiệu, tội ác rõ ràng, mệnh tướng xuất sư chinh thảo” (Minh Thực Lục, Thế Tông q. 199).

- 21 - 5 - 1537. Bộ Binh trình 11 điều, cụ thể hoá việc đi đánh (Minh thực Lục,. Thế Tông q.199).

- 21 - 5 - 1537. Tả thị lang bộ Binh, Phan Trân dâng sớ khuyên can, bị lột chức và thôi việc. (Minh thực Lục, Thế Tông, q. 199).

- 16 - 6 - 1537 Mao Bá Ôn điều trần 6 điểm tổ chức việc đánh, đồng nhất mệnh lệnh. (Minh thực Lục, Thế Tông, q.200).

- 4 - 7 - 1537. Từ Cửu Cao can ngăn, Thiên tử cho , cắt lương bổng 2 tháng. (Minh thực Lục, Thế Tông, q. 200).

- 8 - 9 - 1939. Hoàng Oản, thượng thư bộ Lễ, được cử đi sứ Việt Nam mà quá sợ Mạc Đăng Dung. Thiên tử giận phán rằng:

“Nay cách chức không dùng trở lại nữa”. (Minh thực Lục, Thế Tông, q,224).

Nhận xét

Qua bảng tóm tắt trên đây chúng ta có thể rút ra một số điểm sau:

1. Việc “chinh phạt An Nam” là quyết tâm sắt đá của triều đình nhà Minh, mà Minh Thế Tông là đại diện. Do đó, khi một số người đưa ra lẽ phải - trái bàn bạc, có người ngăn cản, nhưng nếu trái ý, đều bị vua Minh gạt đi và xử phạt.

2. Quyết tâm xâm lược được tăng cường thêm, sau khi quần thần nhà Lê liên tục xin cầu viện.

3. Trong khi cân nhắc, bọn Minh sợ nhất là lực lượng quân sự trong nước, do Mạc Đăng Dung cầm đầu. Họ nghe danh tài năng quân sự của vua Mạc và đội ngũ tướng lĩnh của ông. Các trường hợp Phan Trân, Từ Cửu Cao, Hoàng Oản và đặc biệt Cừu Loan, tìm mọi cách trốn tránh là tiêu biểu cho tinh thần lo sợ của tướng lĩnh Minh. Chắc số lượng những người như thế này trong thực tế không ít. Biết rõ điều đó, nên Mạc Đăng Dung luôn luôn quan tâm tăng cường lực lượng chiến đấu đối phó với giặc và cũng tìm cách lộ ra điều này để cho địch biết.

4. Qua diễn biến phức tạp của tình hình trên đây, chúng ta thấy rõ một mặt, quyết tâm xâm lược của triều Minh rất cao; mặt khác họ cũng lo sợ sức chiến đấu của chúng ta dưới sự chỉ huy của Mạc Đăng Dung. Vậy, khẳng định “nhà Minh rõ ràng không dám xâm phạm đến nước ta” là vô căn cứ.

4. Chiến lược của Mạc Đăng Dung

Mạc Đăng Dung thực hiện một chiến lược vừa đánh vừa hoà.

- Chuẩn bị đánh: “Lê triều thông sử cũng cho biết Mạc Đăng Doanh đã tu sửa trại, sách, luyện tập thuỷ quân; trưng cầu hết thảy những cựu thần lão tướng để cùng bàn việc nước” . Phục chức cho Thái bảo tĩnh quốc công Vũ Hộ, cử làm tả đô đốc Đông quân Chưởng phụ sự.

“Thù vực chu tư lục cho biết triều đình nhà Minh còn tranh cãi khá gay gắt về việc đánh hay không đánh. Khi Mao Bá Ôn đến Nam Ninh đã thấy quân dân Việt chuẩn bị chống lại quyết liệt, lấy thuốc độc, bã đậu bỏ vào suối nước, đào hố chôn cọc tre để ngựa sa hố, lại phao ngôn sẽ theo đường biển tập kích Quảng Đông. Như vậy, chứng tỏ khi ấy nhà Mạc chuẩn bị sẵn sàng hai kế sách chiến và hoà” .

- Lập nhiều đồn luỹ ở biên giới mà trong “Vãng giao chỉ đồ”, in ở An Nam đồ chí, nhà Minh gọi là “tặc doanh”.

- Cho người làm nhiệm vụ tình báo “dò la bám sát các hoạt động quân sự của nhà Minh, như trường hợp tri châu Nguyễn Cảnh, năm 1537, được nhà Mạc bí mật phái sang đất Minh để thu thập tin tức bị thổ quan của Vân Nam giữ lại” .

5. Nguyên nhân thắng lợi của chiến lược nhà Mạc

Nhờ đâu mà đập tan được âm mưu nhà Lê cầu xin Minh, đẩy lùi được quyết tâm xâm lược sắt đá của nhà Minh?

- Trước hết là ý chí của nhà Mạc, bằng mọi giá không cho giặc đặt chân vào đất nước ta, như Mạc Ngọc Liễn là Đô uý thái phó Đà Quốc công, đồng thời là phò mã, khi lâm chung có di chúc lại: “... Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng” . Mạc Ngọc Liễn không phát ngôn ý kiến cá nhân mà tuyên bố tư tưởng lớn của nhà Mạc. Đinh Khắc Thuân nhận định đúng như vậy: “Lời trối trăng cuối cùng này của Mạc Ngọc Liễn cũng chính là ý nguyện của nhà Mạc nhằm tránh một cuộc chiến tranh ngoại bang” - Thứ hai, là chủ trương vô cùng sáng suốt của Thái tổ Mạc Đăng Dung, chiến hoà kết hợp, hoà nhưng sẵn sàng chiến đấu. “Đầu hàng giả, chiến đấu thật”. Trong hoà không hại gì cho đất nước, chỉ dâng đất khống.

- Thứ ba, Mạc Thái Tổ cũng dùng cả đấu tranh chính trị, đưa trạng nguyên Giáp Hải đi, để biểu lộ ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước qua việc hoạ thơ. Có người nói bài thơ đã đuổi được giặc. Không thật đúng. Bài thơ là một bộ phận của cuộc đấu tranh toàn diện, có vai trò nhất định trong cuộc đấu tranh này.

Thái Tổ Mạc Đăng Dung đã lựa chọn một phương thức đấu tranh tổng hợp rất thông minh, vừa làm cho địch đủ ngại ngần, lo sợ, vừa đủ cho Thiên triều đỡ mất mặt. Ông lại đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên sỹ diện cá nhân. Nhờ vậy , đẩy lùi đươc 22 vạn quân Minh, mà không tốn một mũi tên, không mất một giọt máu (kể cả hai bên).

Có thể nói, vua Mạc Đăng Dung và nhà Mạc đã đấu tranh rất thông minh, đặc biệt năng động, nhờ vậy cứu đất nước khỏi một thảm hoạ chiến tranh đã liền kề. Lịch sử nước nhà cần ghi đậm công ơn này.

III. KẾT LUẬN

Về vua Mạc Đăng Dung và nhà Mạc còn không ít vấn đề vô lý và bất công, cần được nghiên cứu lại. Muốn nghiên cứu lại để có “sự thay đổi về cách đánh giá” (Phan Huy Lê), cần có tinh thần trách nhiệm và thận trọng cao đối với ngòi bút của mình, cần xem xét và thẩm định tư liệu một cách chắc chắn. Không nên tin tuyệt đối vào sử nhà Lê, cần bổ sung thêm nguồn tư liệu nước ngoài và tư liệu điền dã.

Về vấn đề này chúng tôi nhất trí với cố giáo sư Trần Quốc Vượng: “Không nên chỉ nhìn nhận và đánh giá công nghiệp nhà Mạc qua những gì sử thần nhà Lê viết, triều đình Lê - Trịnh đối địch với triều đình Mạc từ đầu đến cuối... Do vậy, sử thần nhà Lê - Trịnh bôi xấu triều Mạc là chuyện tất nhiên. Ta cần bổ sung bằng các tư liệu điền dã trong nước, tư liệu nước ngoài để “hiểu” về nhà Mạc ngày càng cụ thể, sâu sắc hơn” .

Nguồn: vanhien.vn

Bình luận

Alinype

Alinype - 06/10/2022 03:46:34

Xyrzkt https://newfasttadalafil.com/ - generic 5mg cialis best price Ysfwig Viagra And Oxycodone Dhrbny Terbenifine And Keflex cialis cheapest online prices Viagra 4 Compresse Fztwnc https://newfasttadalafil.com/ - Cialis generic viagra levitra generic cialis pills

Viết bình luận