Vua Mạc Kính Cung, mở đầu thời kỳ Cao Bằng với vị thế của một vương triều chính thống.

Vua Mc Kính Cung, m đu thi kỳ Cao Bng vi v thế ca mt vương triu chính thng.

Ở phần Đại cương về nhà Mạc ở cao Bằng, chúng tôi đã viết, nhà Mạc có kế hoạch xây dựng Cao Bằng thành một kinh đô với các công trình của thủ đô quốc gia.

Phần này chúng tôi chỉ chứng minh bổ sung cho chủ trương trên của nhà Mạc là đúc chuông, đúc tiền và tổ chức thi.

3.1. Chuông Đà Quận, thời vua Mạc Kính Cung, đúc năm 1611.

(Về chuông Đà Quận, chúng tôi viết lại tóm tắt theo tài liệu của Cung Văn Lược và Chu Quang Trứ)

Hai quả chuông chùa Đà Quận vào loại những chuông lớn ở nước ta. Quả chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m. Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng rộng 0m95. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng, lâu ngày đã ngả sang màu gang. Quả chuông to ở bồ lao treo bị cưa mất một chân rồng. Quả chuông nhỏ ở thân thủng một lỗ

Nhìn chung dáng dấp chuông và trang trí chuông mang tính chất điêu khắc nổi khối, chân chất, thoáng đãng, mộc mạc. Hình khối và đường nét đều rõ ràng. Do vậy, vừa thoáng nhìn, chúng tôi đã có thể liên hệ với lịch sử và cảm nhận cả hai quả chuông này đều thể hiện nhiều khả năng đặc điểm là những di vật của hậu kỳ thời Mạc.

Về văn tự ngay đến tên chuông, mà thông thường vẫn thấy được đúc bằng đại tự nổi cao, thì ở cả hai chuông đều không có. Thoạt nhìn, mặt chuông không thấy Minh văn, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy mặt quả chuông nhỏ có khắc chữ vuông ở tất cả các ô. Trong đó, những ô thuộc nửa trên đã mờ gần hết chữ, những ô thuộc nửa dưới còn rõ hơn. Ở đó có khắc phần đầu của bài văn đã đọc được hầu hết các chữ vuông là chữ Hán.

Tạm dịch “Văn khắc chuông chùa Viên Minh. Lời tán rằng: Trời mở Nam Việt, Đất lập Cao Bằng. Ở giữa bản Phủ, Vững đất thành Vua. Thạch Châu kiên [cố?], Đà Quận đất thiêng. Non xanh nước biếc, sông Mãng uốn quanh. Cổ danh thắng tích, Chùa gọi Viên Minh. Chế đồng đục đá. Sống cùng trời trăng, chuông treo lầu gác. Chuông đặt trong sảnh. Gió thổi vang vang, tiếng ngọc rung rinh, chuông động vầng nguyệt, Mỗ động gió âm. Đền Thần đối diện, Cung điện chênh vênh, Giờ giấc sớm tối, Tiếng chuông u huyền. Thế tình biến đổi, người vật nảy sinh. Nhân do [?] [?], ra sức sửa trị. Giúp thánh chúa Mạc, Tôi hiền phù vận. Chuông đồng bia đá, Chùa Phật lớn lao. Đón thợ dựng xây, Giữ mãi hình Phật. Đúng hạn hoàn thành, Hội chủ báo công. Lòng thành trọn vẹn. Gần xa biết tiếng. Âm công rạng tỏ, Dương báo vẻ vang!”

Rõ ràng tác giả bài minh rất tự hào với mảnh đất Cao Bằng của nước Nam Việt, nơi đây cảnh thú thanh lịch, có chùa Viên Minh, đền thần và cung điện lầu cao gác đẹp, có chuông chùa hàng ngày đánh lên vang động không trung. Tác giả cũng đề cao nhà Mạc hội tụ được nhân tài. Như vậy, rất có thể chuông chùa Viên Minh được đúc khi nhà Mạc đang chiếm giữ Cao Bằng và đóng đô ngay tại đây.

Ở một ô khác trên chuông có ghi tên người hưng công. Phần nhiều tên bị mờ, song còn rõ hơn cả là dòng tên một người vợ là Phạm Thị Ngọc Yến, tức phải thuộc vào dòng dõi quyền quý.

Kiểm tra lại dự đoán niên đại ở trên, chúng tôi tìm được trong sách Đại Nam Nhất thống chí, mục Chùa quán thuộc tỉnh Cao Bằng (Tập IV, tr.404, bản dịch, Nxb. KHXH, 1971) có ghi: “Chùa Minh Viên: ở xã Xuân Lĩnh huyện Thạch An, nay trong chùa có một quả chuông, khắc chữ Kiền thống thập cửu niên Tân Hợi chú”. Và “Chùa Đông Lân”: ở xã Vu Thủy huyện Thạch Lâm Tương truyền chùa này cùng chùa Minh Viên đều do nhà Mạc dựng”.

Chúng tôi nghĩ rằng: chùa Minh Viên trong đoạn trích trên rất có thể là chùa Viên Minh ở Đà Quận mà chúng tôi đã được mục kích và tìm hiểu. Và nếu như vậy, thì quả chuông chùa Viên Minh với bài minh, chẳng những sẽ có niên đại tương đối vào thời Mạc mà còn có niên đại tuyệt đối là năm Kiền Thống 19, tức năm 1611.

3.2. Tiền “Thái Bình thánh bảo” và“An Pháp nguyên bảo”

“Đời vua Mạc Kính Cung (1593-1625) thì tiền ở bảo tàng Vĩnh Phúc có 2 loại là Thái Bình thánh bảo và An pháp nguyên bảo.

- Tiền Thái Bình thánh bảo, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Hán Thái Bình thánh bảo đọc chéo, kiểu chữ chân phương, rõ nét, lưng tiền để trơn, đường kính khoảng 22mm.

 

- Tiền An pháp nguyên bảo, Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Hán An Pháp nguyên bảo, đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. kiểu chữ chân phương rõ nét, lưng tiền để trơn, đường kính khoảng 21mm”[36]

 

3.3. Thi cử thời vua Mạc Kính Cung với nữ tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ.

Nhà Mạc lên Cao Bằng đã quan tâm đào tạo cả người thiểu số và người Kinh. Hai trí thức ngừơi Tày nổi tiếng được thi đỗ là Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn. Đặc biệt vua Mạc Kính Cung lấy đỗ tiến sỹ một người phụ nữ cải trang đi thi là Nguyễn Thị Duệ. Đó là nữ tiến sỹ duy nhất đỗ dưới thời phong kiến.

 

4. Vua Mạc Kính Vũ, một tài năng quân sự, chính trị và ngoại giao, đã đóng góp lớn cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà Mạc.

 

4.1. Ngài chiến đấu chống phong kiến Lê-Trịnh quyết liệt.

Ngài là con của Quang Tổ Nguyên hoàng đế Mạc Kính Khoan. Khi phụ vương băng hà, Ngài tỏ thái độ và hành động chống đối phong kiến Lê-Trịnh rõ rệt , lên ngôi vua, xưng niên hiệu Thuận Đức, không báo tang cho nhà Lê và không nộp cống.

“Mùa xuân, tháng giêng,(1938), Mạc Kính Khoan, tước Thông quốc công ở Cao Bằng mất. Con (là) Mạc Kính Vũ lại làm phản, tiếm đặt niên hiệu là Thuận Đức.”[37]

Được tin, nhà Lê- Trịnh tức giận khẩn trương cất quân đi đánh. Việc lên ngôi xẩy ra tháng giêng thì tháng 3 chúa Trịnh Tráng trực tiếp dẫn đại quân đi Cao Bằng “chinh phạt”. Kết quả là thất bại, một tướng (quận Hạ) bị quân Mạc bắt, một tướng ( quận Lâm)bỏ chạy, bị chúa Trịnh trị tội, giết.

Từ bấy trở đi chúa Trịnh nhiều lần cất quân đi “ chinh phạt” đều không thành công. Cho đến 1655 Mạc Kính Vũ chuẩn bị đầy đủ một cuộc phản công mạnh mẽ phối hợp với chúa Nguyễn ở Đàng Trong ra, “mật ước” cùng đánh chiếm Thăng Long.

 

4.2. Đánh chiếm thành Lạng Sơn, chờ chúa Nguyễn ra để cùng giải phóng kinh đô

 

Tóm lại trong suốt thời gian dài, Minh Tông Khai hoàng đế Mạc Kính Vũ cầm quyền ở Cao Bằng, chúa Trịnh bao phen hao binh tổn tướng mà không hề đẩy lùi được nhà Mạc. Hơn nữa, trong thời gian đó, vua Mạc Kính Vũ đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chiếm Lạng Sơn, đánh đuổi “một vạn hùng binh” nhà Trịnh chạy dài xuống bờ sông Thương, đóng giữ Lạng Sơn, chờ hợp sức với chúa Nguyễn với dự định “đánh phá kinh đô bắt sống cha con Thanh vương”. Thanh thế thật lẫy lừng.

 

4.3. Về ngoại giao, Mạc Kính Vũ không theo Ngô Tam Quế như lời vu khống của phong kiến Lê - Trịnh, mà nhất quán trước sau , hợp tác với nhà Thanh (trước cả Lê-Trịnh) để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.

 

Nhiều nhà nghiên cứu phê phán nhà Mạc-vua Mạc Kính Vũ đã theo đuổi một chính sách ngoại giao không nhất quán, khi thì theo Ngô Tam Quế chống Thanh, khi thì theo nhà Thanh.

 

Thực ra không phải như vậy, vua Mạc Kính Vũ không đi theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh.

 

Mạc Kính Vũ/Diệu đi trước Lê-Trịnh trong việc thiết lập ngoại giao với nhà Thanh và được phong An nam đô thống sứ.

“Như vậy, có thể hiểu, trong cùng một năm 1659, vào mùa hè, chính xác là ngày 21 tháng 6, Mạc Kính Diệu cử sứ giả đến ngoại giao với nhà Thanh tại Vân Nam. Sứ giả có thể là nhóm Vũ Công Tư ở Tuyên Quang. Và sau đó, đến cuối năm, Mạc Kính Diệu lại cử sứ giả đến ngoại giao với nhà Thanh tại vùng Lưỡng Quảng.”[38]

“Bản thân nhà Thanh sau này cũng công nhận Mạc Kính Diệu đã đi trước trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh. Trong một sắc dụ cho vua Lê vào năm 1668 (Khang Hi 7), hoàng đế nhà Thanh đã viết rằng: “Mạc Nguyên Thanh đưa đồ cống tới xin qui thuận trước, trẫm đã trao cho chức Đô thống sứ; nhà ngươi sau đó mới tới cống xin qui thuận, trẫm đã phong làm vương”[ Thanh thực lục bản A-II-1: 356-1]. Trong câu này, hoàng đế nhà Thanh nhắc đến Mạc Nguyên Thanh, nhưng thật ra cần hiểu là “thế hệ trước của Mạc Nguyên Thanh”, tức là Mạc Kính Diệu (đã mất từ năm 1661). Tương tự như vậy, “nhà ngươi” cũng nên hiểu là “thế hệ trước của nhà ngươi”. [39]

“Quốc triều nhu viễn kí có diễn giải rằng, năm đó, đại quân nhà Thanh tiến đánh Vân Nam, Mạc Kính Diệu đến nạp khoản và dâng cống vật cho quân Thanh, phía nhà Thanh ban chiếu phong cho Mạc Kính Diệu làm An Nam đô thống sứ [Vương Chi Xuân 1968 : 66-68. “[40]

 

 

“Chúng tôi cho rằng, nhà Mạc ở Cao Bằng không quá coi trọng quan điểm của Nho giáo đối với tính chính thống của nhà Nam Minh hay tính “man di” của nhà Mãn Thanh, mà đã biết đoán định thời cuộc, đi trước nhà Lê trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mãn Thanh. Trước khi mở hướng ngoại giao theo đường Lưỡng Quảng của Lí Thế Phụng lúc đó, Mạc Kính Diệu đã cử sứ đến Vân Nam”[41].

 

4.4. Một biểu tượng đẹp và lâu bền về tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc: tòa tam bảo Đại Phật tự, Quảng Châu.

Qua tư liệu của Trung Quốc, chúng ta được biết một cách khá chi tiết về tình hình quyên trợ việc xây dựng chùa Đại Phật vào đầu thập niên 1660 của Bình Nam vương Thượng Khả Hi và cách thức mà hai bên (Bình Nam vương và An Nam vương) gặp nhau lúc đó, Có thể tóm tắt các điểm chính yếu như sau:

a. Hai bên gặp nhau vào tháng 5 năm thuận Trị 18 (1661);

b. An Nam vương có tên Mạc Kính Diệu (tức Mạc Kính Vũ), được nhà Thanh phong Quy hóa tướng quân và con Ngài là Mạc Nguyên Thanh được phong An Nam đô thống sứ;

c. Vào thời gian đó , vua Mạc Kính Vũ cùng Mạc Nguyên thanh lên kinh để triều kiến vua Thanh, tiện đường ghé thăm các nơi ở vùng Quảng Châu-Quảng Đông, nên gặp Bình Nam vương,

d. Bình Nam vương đã mở tiệc ở lầu Củng Bắc để thết đãi An Nam vương, nhân đó mà mời các nhà sư đến kêu gọi công đức, trong dịp này An Nam vương (vua Mạc Kính Vũ) công bố cung tiến gỗ để làm chùa;

e. Gỗ mà vua Mạc Kính Vũ cung tiến có tên là gỗ Nam , là gỗ quý hiếm , có chất lượng cao đặc biệt, cao tới 10m và đường kính 2m. Vua Mạc Kính Vũ đã cho chuyển một số lớn gỗ này tới Quảng Châu;

f. Số gỗ Nam đã được dùng làm cột cái và xà ngang xà dọc, tạo nên khung nhà cho tòa Tam Bảo;

g. Đặc biệt, trải qua phong hóa và binh hỏa của hơn 300 năm, nhưng đến ngày hôm nay, tòa Tam Bảo với kết cấu bằng gỗ Nam do vua Mạc Kính Vũ cung tiến, vẫn còn gần như nguyên vẹn là một niềm tự hào của chùa Đại Phật, mà họ thường ca ngợi do An Nam vương cung tiến. Đó cũng là điều đặc biệt thú vị của khách thập phương khi tham quan chùa. (Chu Xuân Giao)[42]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tóm lại,

Một số nhà khoa học đã kết tội oan cho vua Mạc Kính Diệu/Vũ là gió chiều nào theo chiều ấy, theo Ngô Tam Quế chống lại nhà Thanh. Trái lại, Ngài đã tiên đoán được vai trò lịch sử nhà Thanh, trước cả Lê-Trịnh và sớm quy phục Thanh, không theo Ngô Tam Quế. Hơn nữa, lại xây dựng được ân tình đối với một số nhân vật quan trọng như tổng đốc Lưỡng quảng Lý Thế Phụng và Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ, mà biểu tượng đẹp còn giữ được đến ngày nay là chùa Đại Phật tự.

Bên cạnh tài năng quân sự và ý chí chống phong kiến Lê-Trịnh, như đã trình bày ở phần I, đến đây chúng ta lại tài năng chính trị - ngoại giao của vua Mạc Kính Vũ.

Thực tế là “ Mạc Nguyên Thanh không hề câu kết với Ngô Tam Quế , mà người câu kết với Ngô Tam quế lại chính là Lê-Trịnh” (62.CXG)

 

Tòa Tam Bảo của Đại Phật Tự Quảng Châu bằng gỗ Nam do Hoàng Đế Mạc Kính Vũ/Diệu cung tiến (Ảnh: Chu Xuân Giao)

 

4.5. Góp phần xây dựng Cao Bằng

Nhà Mạc ở Cao Bằng vẫn kế tục tư tưởng và chính sách vốn có, ở hoàn cảnh mới, trong một thời gian dài là 91 năm (1592-1683)

Sau khi thất bại ở Thăng Long , vương triều Mạc rút lên Cao Bằng đã có nhiều chính sách để phát triển kinh tế xã hội nơi đây (Xin xem mục Đại cương về thời kỳ Cao Bằng). Hiện nay chưa có điều kiện để phân biệt công lao của từng vì vua ở Cao Bằng, nhưng chắc rằng hoàng đế Mạc Kính Diệu/Vũ có vai trò khá quan trọng.

 

4.6. Kết luận về hoàng đế Mạc Kính Vũ

Hoàng đế Mạc Kính Vũ, trọn cuộc đời mình, với một ý chí sắt đá, một tài năng và trí thông minh sáng tạo tuyệt vời, đã vượt qua muôn vàn gian nguy để thực hiện cho kỳ được mục tiêu chiến lược của các bậc tiên đế. Ngài đã kiên quyết thực hiện ý chí chống phong kiến Lê-Trịnh thối nát và giành nhiều thắng lợi trong sự nghiệp này.

Về ngoại giao, Ngài đã sáng suốt sớm nhận thức được vai trò lịch sử của nhà Thanh và không hề đi theo Ngô Tam Quế như sự vu khống của Lê-Trịnh. Hơn nữa đã xây dựng được uy tín với triều đình Thanh, với các bậc lãnh đạo có quyền uy và kể cả thủ lĩnh các quận huyện.

Đặc biệt, Ngài đã thiết lập được mối quan hệ hữu nghị thân thiết với nhân dân Trung quốc mà biểu tượng văn hóa đẹp còn lưu lại đến ngày nay là tòa tam bảo Đại Phật Tự, Quảng Châu.

Nguồn: Nhà Mạc với ba thời ký lịch sử và 12 đời vua

 

Viết bình luận